Muamma Gaddafi |
Mang tính chất thời sự nóng hổi là việc chúng dựng lên đủ thứ chuyện về quốc gia và xã hội Libya cũng như biến nhà lãnh đạo Muammar Kadhafi thành ma quỷ. Người ta đã vạch trần nhiều cảnh dân chúng biểu tình hoặc binh lính Kadhafi đàn áp dân chúng đều được dàn dựng ở Qatar. Và khôi hài cũng như rẻ tiền là cảnh dân Libya mà lại chống Kadhafi bằng cờ Ấn Độ! Rồi còn cả chuyện tay trùm Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia thừa nhận là đã quay video ở nước ngoài thành cảnh ở Libya để… tuyên truyền.
Thật ra thì Libya là một đất nước mà nhân dân nhiều nước trên thế giới nên mơ ước. Vì ở đó:
1. Việc xài điện gia dụng được miễn phí.
2. Nước dùng cho sinh hoạt cũng miễn phí.
3. Giá 1 lít xăng chỉ bằng 0,08 euro.
4. Giá sinh hoạt ở Libya rẻ hơn ở Pháp. Tại Pháp, ½ ổ bánh mì giá 0,40 euro còn tại Libya chỉ có 0,11 euro.
5. Công dân không phải đóng thuế nên cũng không có thuế giá trị gia tăng (VAT).
6. Các ngân hàng cho vay không lấy lãi.
7. Libya là nước mắc nợ nước ngoài ít nhất. Nợ công chỉ chiếm 3,3% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Ở Pháp là 84,5%; ở Hoa Kỳ là 88,9% còn ở Nhật là 225,8%.
8. Tiền mua một chiếc xe (ô tô) hạng trung bình chỉ bằng giá thành của chiếc xe máy.
9. Sinh viên muốn đi du học nước ngoài được nhà nước cấp học bổng hàng tháng là 627,11 euro.
10. Mỗi sinh viên tốt nghiệp không có việc làm được hưởng lương tháng trung bình của ngành, nghề mình đã học.
11. Mỗi cặp vợ chồng mới cưới được nhà nước trả tiền mua nhà.
12. Mỗi gia đình có thể trình sổ gia đình để nhận 300 euro mỗi tháng.
13. Có những cơ sở gọi là jamaiya, tại đó người ta bán thực phẩm theo sổ gia đình bằng ½ giá bình thường cho những gia đình đông người.
14. Bất cứ nhân viên công vụ nào phải đi công tác xuyên Libya đều được nhà nước cấp xe và nhà.
15. Trong công vụ, nếu nhân viên nghỉ một, hai ngày thì không bị trừ lương mà cũng không cần giấy chứng bệnh.
16. Mọi công dân nam, nữ không có nhà ở đều có thể ghi tên tại một cơ quan nhà nước để được cấp mà không phải trả tiền trước. Quyền được có nhà ở là quyền cơ bản tại Libya. Căn nhà (chỗ ở) phải thuộc quyền sở hữu của người đang ở.
17. Mọi công dân cần sửa chữa nhà cửa có thể đăng ký tại một cơ quan nhà nước và những công việc đó sẽ được các xí nghiệp công trình công cộng do nhà nước chỉ định thực hiện miễn phí.
18. Quyền bình đẳng nam nữ được đề cao và phụ nữ có thể đảm đang những chức vụ quan trọng.
19. Mỗi công dân nam nữ đều có thể tích cực tham gia hoạt động chính trị và quản lý công việc chung ở các cấp địa phương, vùng và quốc gia, trong khuôn khổ một hệ thống dân chủ trực tiếp (từ các Đại hội nhân dân cơ sở thường trực đến Đại hội nhân dân toàn quốc mỗi năm họp một lần): với 3,5 triệu công dân thành niên, Libya có 600.000 người tích cực tham gia hoạt động chính trị.
20. Libya là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ cao nhất Châu Phi và đứng hàng thứ hai về sản xuất dầu thô ở lục địa này.
21. Libya có 1.800km bờ biển nhìn ra Địa Trung Hải và có tỷ lệ nắng thuộc hàng cao nhất thế giới.
22. Chăm sóc y tế được miễn phí. Các bệnh viện được trang bị siêu tốt, đến nỗi nhiều cơ sở y tế của Phương Tây cũng phải ganh tị.
23. Bậc trung học và bậc đại học đều miễn phí. Tỷ lệ số người biết chữ chiếm trên 90%.
24. Các thực phẩm cơ bản đều được bán với giá trợ cấp (như 1 kg bột nhào mua từ nhà sản xuất của Tunisia với giá 1 euro thì nhà nước bán lại cho người dân Libya với giá 0,50 euro).
25. Libya nhiệt tình tham gia đóng góp cho sự phát triển của Châu Phi, cho nền độc lập của lục địa này đối với Phương Tây và đối với hệ thống tiền tệ chuyên chế của nó. Đã có 60 tỉ đô-la của Nhà nước Libya được đầu tư vào 25 quốc gia Châu Phi và đem lại việc làm cho hàng triệu người Châu Phi.
26. Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) của Libya đứng hàng thứ 7 thế giới.
Những thông tin trên đây không phải do Libya (của Kadhafi) tuyên truyền mà do một số du khách, nhà báo, và cả chính khách, khách quan và có lương tâm tìm hiểu hoặc nhìn thấy tại chỗ. Chẳng hạn trong bài “Libya: Facts & Analysis” (Libya: Sự kiện & Phân tích) của Helen Shelestiuk, đăng trên mạng left.ru của Nga, tác giả này viết “Khi được hỏi xem Kadhafi đã áp bức đồng bào mình như thế nào thì vị đại sứ Nga tại Libya vừa bị bãi nhiệm, là ông Vladimir Chamov, đã nói: Sao lại áp bức? Người Libya được hưởng tín dụng 20 năm không phải trả lãi để xây cất nhà, một lít xăng chỉ có khoảng 14 cent, thức ăn thì miễn phí, và họ có thể mua một chiếc jeep KIA Nam Triều Tiên mới toanh với giá 7500 đô-la”
Sau khi cung cấp cho người đọc nhiều chi tiết giống với 26 điểm nêu trên, Helen Shelestiuk viết tiếp “Kadhafi đã tích luỹ hơn 143 tấn vàng. Ông còn hoạch định thành lập một khu vực không dùng đồng dollar mà dùng đồng dinar vàng để thanh toán giữa các nước. Lợi nhuận từ việc bán dầu hoả được sử dụng cho phúc lợi của nhân dân và cho việc cải thiện điều kiện sinh hoạt. Rất nhiều tiền đã được dùng vào việc dẫn thuỷ nhập điền trên toàn quốc nhờ hệ thống thuỷ đạo ngầm (mà tiếng Anh gọi là GMR [Great Manmade River = Sông Nhân tạo Vĩ đại] – AC). Do quy mô của nó mà hệ thống này được mệnh danh là “kỳ quan thứ tám của thế giới”. Nó cung cấp 5 triệu m3 nước mỗi ngày xuyên qua sa mạc và đã làm tăng đáng kể diện tích được tưới nước. Bốn nghìn km đường ống được chôn thật sâu để chống lại sức nóng. Với công trình này, Libya đã có khả năng xúc tiến một cuộc “cách mạng xanh” thực sự theo đúng nghĩa đen của từ ngữ; nó giúp giải quyết hàng loạt vấn đề về lương thực, thực phẩm của Châu Phi. Và càng quan trọng hơn nữa, nó bảo đảm cho sự ổn định và sự độc lập về kinh tế (của Châu Phi). Đã có lần Kadhafi nói hệ thống nước tưới này của Libya là một lời đáp hùng hồn cho Hoa Kỳ, kẻ vẫn cáo buộc là Libya ủng hộ khủng bố.”
Helen Shelestiuk vẫn chưa buông tha “Năm 2010, Kadhafi đã kiến nghị Đại hội đồng Liên Hợp Quốc điều tra về trường hợp Hoa Kỳ và NATO xâm lược Irak và đưa ra xét xử những tội ác về vi phạm nhân quyền đó. Ông cũng đệ trình một dự thảo nghị quyết về trách nhiệm pháp lý của các nước thực dân trước kia và (những nước này phải) bồi thường thiệt hại vì trách nhiệm đó”
Helen Shelestiuk cũng ca ngợi nền dân chủ chân chính của Libya “Tuyên truyền của Phương Tây đã biến Muammar Kadhafi thành ma quỉ bằng cách mô tả ông như một tên bạo chúa bệnh hoạn và một kẻ thù khắc nghiệt đối với những nguyện vọng dân chủ của người Libya. Không đúng. Libya có những cơ chế về dân chủ và về quyền giám sát của nhân dân: những hội đồng công dân được bầu chọn và những cộng đồng tự trị (công xã), không thông qua danh sách kiểu xô viết, không có thói quan liêu vô bổ, mà với một trình độ sinh hoạt và an ninh xã hội cao của công dân. Đó là một kiểu xã hội về nhiều phương diện rất giống với chủ nghĩa cộng sản (không phải kiểu Liên Xô hay Tàu – AC)”
Có phải vì thế mà bộ ba Hoa Kỳ, EU và NATO xâm lươc Libya hay không? Sau đây là câu trả lời của Sigizmund Mironin “Đất nước Libya, mà người ta miêu tả là một nền độc tài quân sự, thực ra là Nhà nước dân chủ nhất thế giới. Năm 1977, tại đây, nền Jamahiriya, một nền dân chủ hình thức cao, đã được tuyên bố; với nó, các thiết chế truyền thống của chính phủ bị bãi bỏ và quyền lực trực tiếp thuộc về nhân dân thông qua các uỷ ban và đại hội của họ. Quốc gia được chia nhỏ thành nhiều cộng đồng, thực chất là những “tiểu quốc gia tự trị” trong một Quốc gia, có thẩm quyền đối với địa hạt của mình, kể cả việc trợ cấp bằng ngân quỹ. Mới đây, Kadhafi còn phát biểu những ý tưởng dân chủ hơn: phân phối lợi tức từ ngân sách một cách trực tiếp và đồng đều đến công dân. Theo nhà lãnh đạo của cuộc cách mạng Libya, những biện pháp đó sẽ phải có tác dụng loại trừ tệ tham nhũng và thói quan liêu” Sigizmund Mironin đã khẳng định như thế.
Còn Maurice Gendre thì đặt câu hỏi “Tại sao người dân Libya yêu mến Kadhafi?” và trả lời bằng cách cũng nêu lên những đặc điểm trên đây về đất nước Libya rồi kết luận “Hiển nhiên là chẳng có gì lạ nếu các phương tiện truyền thông (đang giữ vai trò) thống trị không cung cấp cho công chúng bất cứ điều nào trong những dữ kiện đầy gợi ý về bản chất đích thực của chế độ ở Libya vì có khả năng những “người phẫn nộ” (từ dùng để chỉ những người biểu tình phản đối chính quyền – AC) khắp Châu Âu sẽ đòi hỏi (ở chính phủ của mình) những tiến bộ xã hội kiểu Libya của Đại tá Kadhafi”
Sư bưng bít đó không chỉ diễn ra trong phạm vi Hoa Kỳ, EU và NATO mà còn tác động đến công tác truyền thông của nhiều nước khác vì nhiều lý do: tình nguyện liếm gót, thụ động nói theo vì không có những nguồn tin độc lập và/hoặc trái ngược, hành nghề chỉ để hành nghề, v.v. Ngay đến Nga, thì chỉ vì muốn ve vãn Phương Tây mà ông Dmitri Medvedev đã cách chức đại sứ Nga tại Libya là ông Vladimir Chamov chỉ vì, khi trả lời phỏng vấn, vị này đã ca ngợi Libya và Kadhafi, nghĩa là đã nói lên đúng những điều mắt thấy tai nghe khi còn làm đại sứ.
Nhưng có những nhà báo công minh hơn Medvedev. Radija Benaissa, chẳng hạn, đã viết trên Investig’Action ngày 22-8-2011 “Kadhafi là một tên bạo chúa khát máu, tôi từng tin như thế rồi tôi đã thay đổi ý kiến” Và bà viết tiếp “Tất cả những gì mà các phương tiện truyền thông của chúng ta (Phương Tây – AC) đưa ra đều là dối trá. (…) Những cuộc thăm dò trong người dân cho thấy ông Kadhafi nhận được ít nhất 90% người dân ủng hộ tại Tripoli và ít nhất là 70% trên toàn quốc”
Thực ra những kẻ hiện nay đang lên án và tìm cách sát hại Kadhafi một cách hung hãn và lưu manh nhất thì lại đều từng chính là thân hữu với ông cả. Chẳng thế mà Jean-Paul Pougala, trong bài “Quyển album gia đình của tôi”, đăng trên Camer.be ngày 3-9-2011, đã hài hước thác lời Kadhafi “Những thằng đạo đức giả! Tất cả bọn chúng đều nói rằng mình luôn luôn là kẻ thù của chúng. Không thằng nào nhớ là đã quen và đã chơi với mình. Thế nhưng… Với thằng bạn José Manuel Barroso, thì đó là chuyện sống có nhau, chết có nhau. Đây, mình với tên vua Juan Carlos của Tây Ban Nha. Đây, với thằng cố vấn được trả lương Tony Blair. Với thằng Pascal Lamy, lúc đó hắn còn là uỷ viên Châu Âu chứ chưa là tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới. Với Romano Prodi, khi hắn còn làm chủ tịch Uỷ ban Châu Âu. Với José Maria Aznar, luôn luôn có chút dè dặt. Với José Luis Zapatero. Còn thằng này là Silvio Berlusconi. Bọn mình luôn luôn khắng khít. Đây, với Nicolas Sarkozy. Sau tất cả những gì mình làm cho hắn thì hắn âm mưu lật đổ mình. Không biết mình đã làm gì sai trái với hắn: vụ máy bay Rafale? vụ các trung tâm hạt nhân? hay vụ nàng Cécilia của hắn? Còn đây, thằng nhóc mới toanh Barack Obama”
Bây giờ thì những thằng phản bạn đó chẳng những xâm lược Libya để ăn cướp dầu hoả, vàng và tiền của xứ sở này mà còn tìm cách truy sát Kadhafi vì nhiều lý do, mà quan trọng nhất, như Jean-Paul Pougala đã điểm lại, là:
1. Vệ tinh đầu tiên của Châu Phi RASCOM 1.
Chính nước Libya của Kadhafi đã hiến cho toàn bộ Châu Phi cuộc cách mạng đích thực đầu tiên thời hiện đại: bảo đảm việc phủ sóng rộng khắp toàn châu lục về điện thoại, truyền hình, truyền thanh và nhiều loại hình ứng dụng khác như điều trị từ xa, giáo dục từ xa. Lần đầu tiên, việc kết nối được thực hiện với giá thấp trên toàn bộ lục địa cho đến tận những vùng hẻo lánh.
Một vệ tinh cho Châu Phi trị giá 400 triệu đô-la trả liền một lần trong khi để thuê vệ tinh thì toàn Châu Phi phải tốn mỗi năm 500 triệu. Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu đã kìm hãm Châu Phi trong tình thế nghiệt ngã đó (không đủ tiền, mà vay thì “nặng lãi”!) trong vòng 14 năm. Cho đến 2006, để góp phần chấm dứt nhục hình này, nhà lãnh đạo của Libya đã đóng góp 300 triệu đô-la; Ngân hàng Phát triển Châu Phi góp thêm 50 triệu và Ngân hàng Phát triển Tây Phi 27 triệu và từ ngày 26-12-2007 thì Châu Phi đã có vệ tinh viễn thông đầu tiên của mình.
Thừa cơ hội, Nga và Tàu cũng nhảy vào, lần này là để chuyển nhượng công nghệ và tạo điều kiện phóng thêm những vệ tinh mới, của Nam Phi, của Nigeria, của Angola, của Algeria và một vệ tinh thứ hai của toàn châu. Bây giờ, người ta đang chờ, cho đến 2020, vệ tinh đầu tiên ra đời bằng 100% công nghệ Châu Phi và cũng xuất xưởng ngay tại Châu Phi. Nó sẽ cạnh tranh với những vệ tinh ngon lành nhất thế giới, nhưng với một cái giá 10 lần thấp hơn.
Ba trăm triệu của Kadhafi là một cú giáng trời đánh, làm cho Phương Tây mất đi không chỉ 500 triệu đô-la mỗi năm, mà còn hàng tỉ tiền nợ và tiền lãi mà món nợ này làm phát sinh cho đến… vô hạn, để duy trì sự bóc lột “chó má” đối với Châu Phi. Bảo những con chó béc-giê chỉ quen ăn thịt bò ngon không lồng lộn lên sao được vì chúng sẽ không còn một mẩu xương để gặm. Chúng đang điên cuồng săn lùng Kadhafi là vì thế.
2. Quỹ Tiền tệ Châu Phi, Ngân hàng Trung ương Châu Phi và Ngân hàng Đầu tư Châu Phi.
Số tiền 30 tỉ đô-la, mà Obama đã ăn cướp, thuộc về Ngân hàng Trung ương Libya, được dự định sẽ là phần đóng góp của Libya để hoàn tất việc thành lập Liên hiệp Châu Phi thông qua ba dự án hàng đầu:
–Ngân hàng Đầu tư Châu Phi, đặt ở Syrte (Libya);
–Việc thành lập, ngay trong năm 2011, Quỹ Tiền tệ Châu Phi với vốn là 42 tỉ đô-la, đặt tại Yaoundé (Cameroon);
–Ngân hàng Trung ương Châu Phi, đặt ở Abuja (Nigeria), nơi mà việc phát hành đồng tiền Châu Phi sẽ đánh dấu sự cáo chung của đồng franc CFA; với đồng franc này Pháp đã chi phối nhiều nước Châu Phi từ 50 năm nay. Kadhafi tự hỏi không biết mình đã làm gì cho thằng Sarkozy không vừa lòng. Thì đây là một chuyện đó, ông Kadhafi!
Quỹ Tiền tệ Châu Phi (AMF) sẽ thay thế Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong mọi hoạt động và về mọi mặt. Chỉ với 25 tỉ đô-la tiền vốn của nó mà cái quỹ cướp ngày này đã bắt cả một lục địa phải quỳ mọp rồi bây giờ những nước Phương Tây từng trục lợi lại ve vãn để nhảy vào AMF mà liếm láp nhưng ngày 16/17-12-2010, tại Yaoundé, các nước Châu Phi đã nhất trí bác bỏ tham vọng của chúng: chỉ có những nước Châu Phi mới được tham gia mà thôi.
3. Sự thành lập Hiệp Chủng Quốc Châu Phi.
Để gây bất ổn và phá hoại Liên minh Châu Phi đang đi theo hướng thành lập Hiệp chúng quốc Châu Phi (United States of Africa) dưới bàn tay thiện nghệ của Kadhafi, Liên minh Châu Âu, mà Sarkozy là đầu têu, định thành lập Liên minh vì Địa Trung Hải, gồm 27 nước Châu Âu, một số nước Tây Á và Bắc Phi, nhằm cắt Bắc Phi ra khỏi Châu Phi. Bắc Phi là địa bàn của người Châu Phi có nguồn gốc A Rập, được xem là văn minh hơn phần còn lại của Châu Phi. Kế hoạch của Sarkozy không thành công và Liên minh vì Địa Trung Hải là một đứa trẻ chết non vì không có sự tham gia của chiếc đầu tàu toàn Châu Phi là Libya. Trong cuộc họp thượng đỉnh mở đầu, Kadhafi đã không thèm đến. Thêm một chuyện nữa làm cho thằng bạn Sarkozy không vừa lòng đó, ông Kadhafi.
Vì những chuyên đại loại như trên mà Phương Tây, thông qua những tên bồi bút, bồi báo trơ tráo của nó, đã không từ một thủ đoạn hèn mạt, bẩn thỉu nào để bôi nhọ Kadhafi, từ cách ông dùng trang phục cho đến chuyện ông cho dựng chiếc lều của người Bedouin ở một số nơi ông đến thăm hoặc làm việc, kể cả khi đến dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York. Thì có sao đâu! G.W. Bush khi đến thăm TPHCM chẳng đã đem theo cả tu-bin riêng và một bầy vệ sĩ đó sao?
Kadhafi được cho là đã ở trong trái tim của hầu hết mọi người Châu Phi như một con người độ lượng và giàu tinh thần nhân văn vì sự ủng hộ vô tư của ông cho cuộc chiến đấu chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Nếu ông là một kẻ vị kỷ thì chẳng có gì buộc ông phải nhận lấy sấm sét của Phương Tây vì ông đã ủng hộ về tài chính và quân sự cho ANC (Đại hội Dân tộc Phi) trong cuộc chiến đấu chống lại tệ apartheid”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét