Tiểu luận này được Einstein viết tại Berlin năm 1930 khi ông 51 tuổi. Năm 1931, nó được dịch ra tiếng Anh và in trong tập thứ 13 của bộ sách Living Philosophies, nhà xuất bản New York, Mỹ.
Tình cảnh của những đứa con trái đất chúng ta mới kỳ lạ làm sao! Mỗi chúng ta đến đây như một chuyến viếng thăm ngắn ngủi. Ta không biết để làm gì, nhưng đôi khi ta tin rằng ta cảm nhận được điều đó. Song, nhìn từ cuộc sống thường nhật mà không đi sâu hơn, ta biết rằng ta đến đây vì người khác - trước hết vì những người mà hạnh phúc của riêng ta phụ thuộc hoàn toàn vào nụ cười và sự yên ấm của họ, kế đến là vì bao người không quen mà số phận của họ nối với ta bằng sợi dây của lòng cảm thông. Mỗi ngày tôi nghĩ không biết bao nhiêu lần, rằng cuộc sống bên ngoài và cuộc sống nội tâm của tôi dựa trên lao động của những người hiện tại và cả những người đã chết, rằng tôi phải nỗ lực để trao lại tương xứng với những gì tôi đã nhận được và còn nhận được. Tôi có nhu cầu sống giản tiện và thường cảm thấy dằn vặt, rằng mình đòi hỏi nhiều hơn mức cần thiết từ lao động của đồng loại. Tôi thấy sự khác biệt về giai cấp xã hội là không thể biện minh được và rốt cuộc là do dựa trên bạo lực. Tôi cũng tin rằng, một đời sống bên ngoài giản dị và không cầu kỳ là tốt cho mọi người, tốt cho cả thể xác lẫn tâm hồn.
Tôi tuyệt đối không tin và tự do của con người theo nghĩa triết học. Mỗi người không chỉ hành động vì sự thúc ép ngoại cảnh mà còn theo đòi hỏi nội tâm. Câu nói của Schopenhauer [1]: "Con người tuy có thể làm những gì mình muốn nhưng không không thể cứ muốn [chạy theo] những gì mình muốn." đã hằng sống theo tôi trong những lúc đối mặt và chịu đựng sự khắc nghiệt của cuộc đời và là nguồn suối vô tận của lòng khoan dung. Cảm nhận đó đã làm vơi đi biết bao gánh nặng trách nhiệm vốn đã khiến ta suy sụp; nó giúp ta không quá khắt khe với chính mình và người khác; nó dẫn đến một cách nhìn cuộc sống mà ở đó, nhất là sự hài hước cũng có chỗ đứng của nó.
Từ góc nhìn khách quan, câu hỏi về ý nghĩa hoặc mục đích tồn tại của mình cũng như của các sinh thể nói chung luôn có vẻ vô nghĩa đối với tôi. Nhưng mặt khác, mỗi người đều có những lý tưởng nhất định làm kim chỉ nam cho nỗ lực và sự phán xét của mình. Theo nghĩa này, sự thoả mãn và yên ấm chưa bao giờ là mục đích tự thân của tôi (tôi gọi nền tảng luân lý này là lý tưởng bầy lợn). Lý tưởng của tôi, lý tưởng soi đường và luôn làm dâng đầy trong tôi niềm cảm khái yêu đời, là Thiện, Mỹ và Chân. Không có cảm nhận và sự đồng điều với những người cùng chí hướng, không có sự đau đáu với cái khách quan, với cái mãi mãi không vươn tới được trong lĩnh vực nghệ thuật và nghiên cứu khoa học, thì cuộc sống với tôi thật trống rỗng. Những mục đích tầm thường mà người đời theo đuổi như của cải, thành đạt bề ngoài, sự xa xỉ, với tôi từ thời trẻ đã luôn đáng khinh.
Ý thức nhiệt thành của tôi về công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội luôn đối nghịch một cách cỗ hữu với việc tôi không có nhu cầu trực tiếp gắn kết với những cá nhân và tập thể. Tôi đích thực là một kẻ "thu mình", kẻ chưa bao giờ hoàn toàn thuộc về nhà nước, quê hương, bạn bè, vâng, ngay cả gia đình thân thiết của mình cũng vậy; đối với tất cả những mối quan hệ ấy, tôi luôn có cảm giác xa lạ khôn dứt và nhu cầu được cô đơn; cảm giác đó càng tăng theo tuổi tác. Người ta cảm nhận được, một cách rõ nét nhưng không ân hận, về ranh giới của sự đồng cảm và hoà hợp với người khác. Có thể một người như thế sẽ đánh mất phần nào sự hồn nhiên và vô tư, nhưng bù vào đó, anh ta lại luôn độc lập trước những quan điểm, thói quen và sự phán xét của người khác, và không để mình dễ bị chao đảo trên cái nền tảng không lấy gì làm vững chắc đó.
Lý tưởng chính trị của tôi là lý tưởng dân chủ. Mỗi người cần được tôn trọng như một nhân cách và không ai được thần thánh hoá. Thật trớ trêu cho số phận, chính tôi lại nhận được quá nhiều sự ngưỡng mộ và trọng thị từ người khác - mà tôi chẳng làm gì xứng đáng hay làm gì nên tội. Điều này có lẽ có nguyên cớ từ mong muốn không được thoả mãn của nhiều người trong việc muốn hiểu vài ba ý tưởng của tôi, những ý tưởng mà tôi đã tìm được chút sức lực yếu ớt trong cuộc vật lộn không ngừng nghỉ. Thực ra tôi cũng biết rằng, để đạt được mục đích tập thể, nhất thiết phải có ai đó đứng ra nghĩ, sắp xếp và chịu trách nhiệm chung. Nhưng không được ép buộc những người đi theo, mà phải để họ có quyền chọn cho mình người cầm lái. Một hệ thống độc đoán dựa trên sự cưỡng bức sẽ sớm bị thoái hoá trong một thời gian ngắn, tôi tin chắc như vậy. Bởi bạo lực luôn hấp dẫn những kẻ thấp kém về đạo đức, và tôi tin rằng đã thành quy luật: nối nghiệp những tên bạo chúa thiên tài luôn là những tên khốn kiếp. Vì lý do đó, tôi luôn là người quyết liệt chống lại những hệ thống như vậy, những hệ thống mà chúng ta đang thấy ở Ý và Nga hiện nay.
Cái làm cho nền dân chủ ở Châu Âu hôm nay rơi vào bê bối không phải là bản thân lý tưởng dân chủ, mà là sự thiếu ổn định của một bộ phận lãnh đạo các chính phủ và tính phi nhân cách [2] của thể chế bầu cử. Về mặt này, tôi cho rằng nước Mỹ đã có lựa chọn đúng: họ có một Tổng thống có trách nhiệm, được bầu cho một thời gian đủ dài và có đủ quyền lực để thực sự đảm nhận được trọng trách. Mặt khác, tôi lại đánh giá cao hoạt động nhà nước của chúng ta về mặt phúc lợi rộng rãi cho cá nhân trong trường hợp đau ốm hay khó khăn. Cái mà tôi cho là có giá trị đích thực trong các hoạt động của con người không phải là nhà nước, mà là cá thể sáng tạo và cá thể cảm nhận, là cá nhân: Chỉ cá nhân mới bứt lên, tạo dựng được những giá trị trân quý và cao cả, trong khi bầy đàn, xét như bầy đàn, cữ mãi vẫn là trì độn trong tư duy và trì độn trong cảm xúc.
Nhân đây tôi muốn đề cập đến quái thai kinh tởm nhất của bản tình bầy đàn: hệ thống quân đội mà tôi căm ghét. Chỉ cần kẻ nào cảm thấy thích thú đứng vào đoàn duyệt binh trong tiếng quân nhạc, tôi đã coi thường rồi; anh ta được trời phù nhầm cho bộ não lớn, bởi với anh ta, chỉ cần cột xương sống thôi là đã quá đủ. Vết nhục này của nền văn minh cần bị loại trừ càng sớm càng tốt. Chủ nghĩa anh hùng phục tùng mệnh lệnh, bạo lực mù quáng, trò hề ái quốc tởm lợm, tôi căm ghét chúng làm sao. Với tôi, chiến tranh thật đê tiện và đáng khinh làm sao. Tôi thà bị băm vằm làm muôn mảnh còn hơn là dự phần vào cái trò khốn nạn đó! Dù sao tôi vẫn luôn nghĩ tốt về nhân loại, và tôi tin rằng, lẽ ra bóng ma này đã có thể biến đi từ lâu nếu lý trí lành mạnh của dân chúng không bị những tham vọng về kinh tế và chính trị, thông qua trường học và báo chí, làm cho bại hoại.
Cái đẹp đẽ nhất mà chúng ta có thể trải nghiệm được là cái bí ẩn. Đó là cảm thức nền tảng trong cái nôi của nghệ thuật và khoa học chân chính. Kẻ nào không biết đến nó, không còn khả năng thảng thốt hay kinh nghạc, kẻ đó có thể coi như đã chết, đã tắt rụi lửa sống trong mắt mình. Trải nghiệm cái bí ẩn - dù có pha trộn cảm giác sợ hãi - cũng chính là trải nghiệm mà tôn giáo đã tạo ra. Hiểu biết về sự hiện hữu của cái mà ta không thể nhìn thấu, của những biểu hiện của lý trí sâu thẳm nhất và cái đẹp rực rỡ nhất, [tức về] những cái chỉ có thể đến với trí não của ta trong những hình thức sơ khai nhất; chính cái biết và cái cảm làm nên tính tín ngưỡng đích thực; theo nghĩa đó và chỉ theo nghĩa đó, tôi thuộc về những người có tín ngưỡng sâu xa. Còn một Thượng đế theo nghĩa là kẻ ban phát phần thưởng và trừng phạt những tạo vật do chính mình tạo ra, kẻ gần như có một ý chí như người trần thế chúng ta, thì tôi không thể nào hình dung ra được. Tôi không muốn và cũng không thể tưởng tượng ra những cá nhân sống lâu hơn cái chết thể xác; mặc cho những tâm hồn yếu đuối, vì sợ hãi hay ích kỷ đáng cười, tìm đến những suy nghĩ như vậy. Với tôi, sự huyền nhiệm về tính vĩnh cửu của sự sống cùng với sự thức nhận và tiên cảm về cấu tạo kỳ diệu của tạo vật cũng như nỗ lực nhẫn nại để nắm bắt lấy một phần dù rất nhỏ bé của cái lý tính toả rạng trong cõi tạo hoá này, đã là quá đủ.
---------------------
[1] Authur Schopenhauer (1788 - 1860): triết gia Đức; tác phẩm chính: Thế giới như là ý chí và biểu tượng(Die Welt als Wille und Vorstellung), Leipzig 1819 (tập I), 1844 (tập II). Tư tưởng của ông chịu nhiều ảnh hưởng của triết học Ấn Độ cổ đại, nhất là của các kinh Upanishad/Áo nghĩa thư.
[2] ... dem upoersoonlichen Charakter des Wahlmodus: Tính phi nhân cách của thể thức bầu cử. Khi nói đến tính "phi nhân cách" của thể thức bầu cử ở các nước châu Âu, theo chúng tôi, Einstein muốn phê phán thể thức bầu cử mà ở đó, các đảng phái chính trị có vai trò chính yếu và phần nào che lấp cá nhân người ra ứng củ. (Khác với thể thức bầu cử Tổng thống trực tiếp kiểu Mỹ: ứng cử viên Tổng thống cần chứng minh được nhân cách và bản lĩnh cá nhân của mình trước cử tri nhiều hơn.)
---------------------------------------------------------
(trích Thế giới như tôi thấy - Albert Einstein - [tái bản lần 4] NXB Tri Thức)
------------------------------------------------------------
The World as I see it
What an extraordinary situation is that of us mortals! Each of us is here for a brief sojourn; for what purpose he knows not, though he sometimes thinks he feels it. But from the point of view of daily life, without going deeper, we exist for our fellow-men--in the first place for those on whose smiles and welfare all our happiness depends, and next for all those unknown to us personally with whose destinies we are bound up by the tie of sympathy. A hundred times every day I remind myself that my inner and outer life depend on the labours of other men, living and dead, and that I must exert myself in order to give in the same measure as I have received and am still receiving. I am strongly drawn to the simple life and am often oppressed by the feeling that I am engrossing an unnecessary amount of the labour of my fellow-men. I regard class differences as contrary to justice and, in the last resort, based on force. I also consider that plain living is good for everybody, physically and mentally.
In human freedom in the philosophical sense I am definitely a disbeliever. Everybody acts not only under external compulsion but also in accordance with inner necessity. Schopenhauer's saying, that "a man can do as he will, but not will as he will," has been an inspiration to me since my youth up, and a continual consolation and unfailing well-spring of patience in the face of the hardships of life, my own and others'. This feeling mercifully mitigates the sense of responsibility which so easily becomes paralysing, and it prevents us from taking ourselves and other people too seriously; it conduces to a view of life in which humour, above all, has its due place.
To inquire after the meaning or object of one's own existence or of creation generally has always seemed to me absurd from an objective point of view. And yet everybody has certain ideals which determine the direction of his endeavours and his judgments. In this sense I have never looked upon ease and happiness as ends in themselves--such an ethical basis I call more proper for a herd of swine. The ideals which have lighted me on my way and time after time given me new courage to face life cheerfully, have been Truth, Goodness, and Beauty. Without the sense of fellowship with men of like mind, of preoccupation with the objective, the eternally unattainable in the field of art and scientific research, life would have seemed to me empty. The ordinary objects of human endeavour--property, outward success, luxury--have
always seemed to me contemptible.
My passionate sense of social justice and social responsibility has always contrasted oddly with my pronounced freedom from the need for direct contact with other human beings and human communities. I gang my own gait and have never belonged to my country, my home, my friends, or even my immediate family, with my whole heart; in the face of all these ties I have never lost an obstinate sense of detachment, of the need for solitude--a feeling which increases with the years. One is sharply conscious, yet without regret, of the limits to the possibility of mutual understanding and sympathy with one's fellow-creatures. Such a person no doubt loses something in the way of geniality and light-heartedness ; on the other hand, he is largely independent of the opinions, habits, and judgments of his fellows and avoids the temptation to take his stand on such insecure foundations.
My political ideal is that of democracy. Let every man be respected as an individual and no man idolized. It is an irony of fate that I myself have been the recipient of excessive admiration and respect from my fellows through no fault, and no merit, of my own. The cause of this may well be the desire, unattainable for many, to understand the one or two ideas to which I have with my feeble powers attained through ceaseless struggle. I am quite aware that it is necessary for the success of any complex undertaking that one man should do the thinking and directing and in general bear the responsibility. But the led must not be compelled, they must be able to choose their leader. An autocratic system of coercion, in my opinion, soon degenerates. For force always attracts men of low morality, and I believe it to be an invariable rule that tyrants of genius are succeeded by scoundrels. For this reason I have always been passionately opposed to systems such as we see in Italy and Russia to-day. The thing that has brought discredit upon the prevailing form of democracy in Europe to-day is not to be laid to the door of the democratic idea as such, but to lack of stability on the part of the heads of governments and to the impersonal character of the electoral system. I believe that in this respect the United States of America have found the right way. They have a responsible President who is elected for a sufficiently long period and has sufficient powers to be really responsible. On the other hand, what I value in our political system is the more extensive provision that it makes for the individual in case of illness or need. The really valuable thing in the pageant of human life seems to me not the State but the creative, sentient individual, the personality; it alone creates the noble and the sublime, while the herd as such remains dull in thought and dull in feeling.
This topic brings me to that worst outcrop of the herd nature, the military system, which I abhor. That a man can take pleasure in marching in formation to the strains of a band is enough to make me despise him. He has only been given his big brain by mistake; a backbone was all he needed. This plague-spot of civilization ought to be abolished with all possible speed. Heroism by order, senseless violence, and all the pestilent nonsense that does by the name of patriotism--how I hate them! War seems to me a mean, contemptible thing: I would rather be hacked in pieces than take part in such an abominable business. And yet so high, in spite of everything, is my opinion of the human race that I believe this bogey would have disappeared long ago, had the sound sense of the nations not been systematically corrupted by commercial and political interests acting through the schools and the Press.
The fairest thing we can experience is the mysterious. It is the fundamental emotion which stands at the cradle of true art and true science. He who knows it not and can no longer wonder, no longer feel amazement, is as good as dead, a snuffed-out candle. It was the experience of mystery--even if mixed with fear--that engendered religion. A knowledge of the existence of something we cannot penetrate, of the manifestations of the profoundest reason and the most radiant beauty, which are only accessible to our reason in their most elementary forms--it is this knowledge and this emotion that constitute the truly religious attitude; in this sense, and in this alone, I am a deeply religious man. I cannot conceive of a God who rewards and punishes his creatures, or has a will of the type of which we are conscious in ourselves. An individual who should survive his physical death is also beyond my comprehension, nor do I wish it otherwise; such notions are for the fears or absurd egoism of feeble souls. Enough for me the mystery of the eternity of life, and the inkling of the marvellous structure of reality, together with the single-hearted endeavour to comprehend a portion, be it never so tiny, of the reason that manifests itself in nature.