Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Vấn đề về cảnh sát liên bang trong "No church in the wild" và "Never close our eyes"


Tại sao những video âm nhạc gần đây thường xuất hiện cảnh sát trong các vụ bạo động hay đàn áp bạo lực? Liệu có một nỗ lực nào đó để bình thường hóa quan niệm về cảnh sát liên bang trên các phương tiện truyền thông hay không? Hai ví dụ rõ ràng gần đây về vấn đề này là video “No Church in the Wild” của Jay-Z và Kanye và “Never Close Our Eyes” của Adam Lambert. Mặc dù khác nhau về phong cách, hai bài hát này đều ẩn giấu một thông điệp tương tự nhau và tương ứng với vấn đề về cảnh sát liên bang trong thế giới của những người có quyền lực. Bài viết này sẽ xem xét ý nghĩa cùng những ẩn ý của hai video này.


 Jay-Z có điểm chung nào với Adam Lambert không? Nếu chỉ nhìn thoáng qua thì chẳng có điểm chung nào cả. Khi xem xét kĩ lưỡng hơn, thì họ đều là những nghệ sĩ của dòng nhạc chính thống trong nền công nghiệp âm nhạc và mặc dù khác nhau về phong cách lẫn chất nhạc, tại một điểm nào đó, họ đều được mong đợi là sẽ thúc đẩy chương trình nghị sự của tầng lớp có quyền lực tối cao. Như chúng ta đã thảo luận trong bài viết “Vấn Đề Về Nhân Bản Học Biến Hóa Và Cảnh Sát Liên Bang Trong Nhạc Pop”, ngành công nghiệp giải trí được sử dụng như một công cụ quảng bá và bình thường hóa quan niệm về cảnh sát liên bang trong con mắt của những người trẻ tuổi. Kể từ ngày ra mắt bài viết đó vào đầu năm 2010, nhiều nghệ sĩ khác đã miêu tả lực lượng cảnh sát áp bức và những cuộc đàn áp đầy bạo lực trong các tác phẩm của họ. Từ những màn trình diễn trong các live show cho tới các video âm nhạc, có một sự nỗ lực có ý thức và liên tục để kết hợp tinh hoa tuyệt vời và quyến rũ của các ngôi sao nhạc pop với cảnh tượng đối nghịch là cảnh sát trấn áp bạo động đáng ghê tởm trong một xã hội tự do.


Hai ví dụ gần đây đã khắc ghi vấn đề về cảnh sát liên bang trong nền văn hóa nhạc pop là videoNo Church In The Wild của Jay-Z và Kanye West và Never Close Our Eyes của Adam Lambert. Mặc dù, hay có lẽ là bởi vì, hai bài hát này thuộc hai dòng nhạc khác nhau và hướng tới hai thị trường khác nhau, chúng đều góp phần vào sự bão hòa hình tượng cảnh sát liên bang của nền văn hóa nhạc pop. Những kẻ cầm quyền không nhất thiết phải đóng vai “người tốt”, tuy nhiên họ vẫn có mặt ở đó, như thể sự hiện diện của họ tại bất cứ cuộc biểu tình công cộng nào cũng là điều bình thường cả. Chúng ta hãy cùng xem xét tính biểu tượng và ý nghĩa ẩn giấu của hai video này.

No Church in the Wild

No Church in the Wild có những ẩn ý khá sâu sắc về mặt triết học. Tất nhiên, lời bài hát cần được làm sáng tỏ, và một trong những ý nghĩa của bài hát là sự chối bỏ những giáo lí tôn giáo để đi theo một lối sống nhân văn (và có thể là đầy khoái lạc) hơn. Bản thân tựa đề bài hát đã là một cách nói bóng bẩy rằng những tổ chức tôn giáo như nhà thờ là những công trình vô ích mà con người xây dựng nên, là thứ không bao giờ tồn tại trong tự nhiên. Nếu như vậy, video phải có những cảnh tượng đáng yêu về cây cối hay những con suối… ồ không, thực ra video lại xuất hiện một đám người bị cảnh sát trấn áp bạo động đánh đập. Tại sao lại như vậy? Mối liên hệ giữa video và lời bài hát là gì? Tôi không hoàn toàn chắc chắn, nhưng video dài 5 phút này hoàn toàn tràn ngập những kẻ bạo động giận dữ và những cảnh sát trấn áp bạo loạn đầy bạo lực. Đúng là một cách tuyệt vời để giảm bớt nhận thức của những người trẻ tuổi đối với quan niệm về cảnh sát liên bang.

Video bắt đầu với cảnh một người đàn ông đang đốt li cocktail Molotov ở Prague (mặc dù một số cảnh lại được quay ở Paris, Pháp).


Trong video, những kẻ bạo động không có vẻ là có một động cơ pháp lí nào và rõ ràng họ được miêu tả là những kẻ gây hấn trước.

Vậy là, ngay lập tức, chúng ta có mặt trong cuộc chạm trán giữa cảnh sát trong vụ bạo loạn và những kẻ bạo động trẻ tuổi. Không có một lời giải thích nào từ trước và những kẻ gây bạo động cũng không có một “động cơ cao quý” nào để chống trả. Kể cả nếu họ có động cơ như vậy, người xem cũng không biết đến, đó giống như cách các phương tiện truyền thông lan truyền các câu chuyện về bạo loạn trên khắp thế giới. Chúng ta chỉ xem những cảnh bạo lực vô nghĩa do đám người bạo động khởi xướng.


Những kẻ gây bạo động hết sức giận dữ và hung hăng. Thật khó để thấu hiểu họ khi thiếu đi một câu chuyện làm nền miêu tả nguồn gốc nỗi đau buồn của họ.

Những viên cảnh sát không thể chịu đựng hành động tệ hại này thêm nữa. Những người đàn ông trẻ tuổi tấn công một cách đầy bạo lực, và họ đã cho cảnh sát một cái cớ để lôi những thứ vũ khí sáng bóng ra và trả đũa lại một cách bạo liệt hơn. Và trời ạ, đúng là họ đã ra tay bạo lực hơn nhiều.


Người đàn ông này bị đánh bằng dùi cui cho tỉnh táo lại.



Người đàn ông này bị đánh vào chân và ngã sõng soài trong khi rõ ràng là các cảnh sát khác đang cười nhạo anh ta.



Gương mặt người này bị xịt thẳng đầy hơi cay, rất giống với những sinh viên biểu tình phản đối ở UC Davis. Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng đây không phải là cách sử dụng hơi cay được ghi trong bản hướng dẫn sử dụng.

Tất cả những cảnh này được quay chậm với phần nhạc nền tuyệt vời. Như Dave Chappelle đã từng nói trong chương trình Chappelle Show lừng danh, mọt thứ trông thật tuyệt vời khi quay chậm. Kể cả việc cảnh sát dùng dùi cui đánh một người trẻ tuổi không có khả năng tự vệ. Phải chăng việc cảnh sát đàn áp đang được tán tụng một cách gián tiếp? Đây là một loạt các hình ảnh nối tiếp nhau:


Người này bị những cảnh sát cưỡi ngựa đuổi theo và bị quất thẳng vào đầu bằng một cây gậy chuyên dụng.


Ngay sau cảnh này, chúng ta thấy cảnh một bức tượng càng làm sâu sắc thêm ý nghĩa của những cảnh bạo lực được chiếu.


Ngay sau cảnh một kẻ gây bạo động bị cảnh sát đánh bằng dùi cui, chúng ta thấy hình ảnh bức tượng Theseus đang cầm dùi cui đánh Nhân ngưu. Câu chuyện thần thoại Hy Lạp này bí mật đại diện cho khía cạnh giết chóc “động vật  thấp hèn hơn” của con người để đạt được sự khai sáng. Phải chăng video này đang ám chỉ đám đông gây bạo loạn kia là “động vật thấp hèn hơn” trong xã hội và họ cần phải bị những người đi khai sáng thuần hóa (hay giết chóc)?

Trong video còn có mặt vài cảnh tượng kịch tính về các công trình điêu khắc được tìm thấy ở Paris, đáng chú ý là một vài tác phẩm từ Arc de Triomphe. Như chúng ta đã xem xét trong chuỗi các bài viết ở mục Sinister Sites, những công trình điêu khắc và tượng đài ở các thành phố lớn thường thấm đẫm tính biểu tượng, thần thoại, triết lí của thế giới có quyền lực và những hội kín đứng sau. Bởi vì những tượng đài vĩ đại này thường do những thành viên của thế giới có quyền lực đặt làm và đầu tư, có thể coi rằng chúng đại diện cho họ cùng với quan điểm của họ. Trong bối cảnh của video, những bức tượng đá này không hề rời mắt khỏi cảnh tượng hỗn loạn đang diễn ra trên đường phố, chúng như một công cụ nhắc nhở rằng thế giới quyền lực đang theo dõi mọi chuyện và có lẽ là họ ủng hộ điều đó. Rốt cuộc, chẳng phải phương châm của Hội tam điểm trong thế giới tối cao là Ordo Ab Chao (trật tự tách rời hỗn loạn) hay sao?

Tiếp theo trong video, ngày chuyển sang đêm… và những ngọn đèn nhấp nháy, loại đèn chúng ta thường bắt gặp trong các câu lạc bộ hay các bữa tiệc lớn ngoài trời, xuất hiện trong cảnh bạo loạn.


Xung quanh đám cảnh sát trấn áp bạo loạn là những ngọn đèn nhấp nháy. Họ đang thực sự cố gắng tạo ra mối  liên hệ giữa cảnh sát với thứ mà giới trẻ thích thú.

Thông thường, khi những ngọn đèn nhấp nháy được bật lên là lúc những chuyện thú vị diễn ra, như âm nhạc, tiệc tùng hay nhảy múa. Nếu nói như vậy thì tại sao ánh đèn lại bao quanh cảnh sát trấn áp bạo loạn? Liệu chúng ta có đang cố gắng làm rối trí những bộ óc non nớt với lối nhận thức đầy bất hòa kiểu cũ hay không? Phòng khi bạn cảm thấy rối trí: Bị cảnh sát trấn áp KHÔNG HỀ giống với một bữa tiệc.

Ở đoạn cuối của video, không ai thực sự thắng hay thua. Những kẻ gây bạo động đánh trả và dường như họ đang đắc thắng trong khi cảnh sát vẫn giữ vững lập trường của mình. Nói cách khác, chẳng có gì thay đổi và hiện trạng thực tế vẫn được giữ nguyên. Sự xuất hiện kì lạ của một con voi giữa đường phố Paris như muốn nhắc nhở người xem rằng sự “hoang dã”  mà mọi người đang băn khoăn thực tế chính là xã hội của chúng ta, nơi mà con người hành động như thể động vật và kẻ mạnh nhất sẽ giành chiến thắng. Trong thế giới hoang dã này, không có Nhà thờ nào cả, không một phút nghỉ ngơi thoát khỏi sự tàn khốc, chỉ có ánh nhìn lạnh lẽo của những bức tượng đang quan sát cảnh bạo lực. Những công trình điêu khắc này đại diện cho kẻ điều khiển con rối, những kẻ giật dây cả hai phía để củng cố thêm cho chương trình nghị sự về một xã hội có tính điều khiển và đàn áp hơn.

Never Close Our Eyes

Tuy ca khúc Never Close Our Eyes của Adam Lambert có sự khác biệt rất lớn với No Church in the Wild, nó vẫn phơi bày trước mắt giới trẻ cùng một loại hình tượng và kết thúc một cách tương tự: ảo tưởng về chiến thắng của những người khởi xướng cuộc cách mạng -  đặc biệt nhấn mạnh vào từ “ảo tưởng”.

Never Close Our Eyes lấy bối cảnh trong tương lai cực kì tồi tệ (trong các phương tiện truyền thông, tương lai LUÔN LUÔN cực kì tồi tệ) trong một khung cảnh gợi nhắc chúng ta đến bộ phimTHX 1138 của George Lucas hay The Island của Michael Bay, nơi mà Adam Lambert thấy mình đang sống trong một cộng đồng (hay nhà tù) bị giám sát chặt chẽ, xung quanh là những cư dân vô cảm và trông giống như zombie.


Never Close Our Eyes lại là một video nữa lấy bối cảnh tương lai bị áp bức cực kì tồi tệ, với đặc điểm định rõ là những máy quay giám sát có mặt ở khắp mọi nơi. Nếu chúng ta chưa ở vào viễn cảnh tương lai này, chắc chắn chúng ta đang trên đường tiến thẳng tới đó.

Trong khu vực khép kín khổng lồ này, những cư dân liên tục chịu sự giám sát, được cho ăn, uống thuốc an thần và cá nhân mỗi người bị trấn áp thông qua việc loại bỏ màu mắt.


Adam Lambert cùng những người xung quanh phải bước vào những chiếc máy rút linh hồn, chúng loại bỏ màu mắt của con người -  đại diện cho sự đánh mất ý chí tự do và tính cá nhân. Chẳng phải đây là mục đích của ti vi hay sao?


Tuy vậy, màu mắt của Adam vẫn giữ nguyên -  có nghĩa là anh đã chối bỏ sự truyền thụ của hệ thống. Cuối cùng anh cảm thấy chán nản và bắt đầu nổi dậy. Một cuộc nổi dậy có nhịp điệu mạnh mẽ.


Adam không muốn làm công việc lao động cật lực nữa. Vì vậy, anh đứng dậy một cách thách thức và chạy trốn cùng với một số kẻ nổi loạn nữa.

Sau đó Adam cùng đoàn của mình chạy tới lối ra để trốn khỏi nhà tù của Big Brother.

Vậy là, cho đến thời điểm này, người ta có thể nói: “Cuối cùng, có người đã đứng lên chống lại cái NWO vô nghĩa này và truyền tải một thông điệp gây cảm hứng”. Phần lớn những nhà phê bình miêu tả với ấn tượng sâu sắc rằng video này là “Adam Lambert phá hủy Big Brother bằng những vũ điệu”. Nhưng liệu anh ta có thực sự phá hủy Big Brother hay không? Hãy cùng nhìn vào phần còn lại của video và xem chuyện gì thực sự xảy ra.

Một đám cảnh sát gặp những kẻ nổi loạn ở hàng rào và phun khói vào người họ - biến nơi đó thành một sàn nhảy!


Trong No Church in the Wild, bao quanh cảnh sát là những ánh đèn nhấp nháy và trong Never Close Our Eyes, họ đi lại xung quanh với máy tạo khói, giống với thứ thường thấy trong các câu lạc bộ. Wow, cảnh sát trấn áp bạo loạn thực sự đem niềm vui tới mọi nơi mà họ đặt chân!


Sau khi bị phun khói, Adam và các bạn của mình có chống trả quyết liệt hơn để xé toang rào chắn và bỏ chạy hay không? Không, họ ở lại phía sau tấm rào chắn và bắt đầu nhảy múa. Điều đó có tương đương với việc phá hủy Big Brother hay không? Theo như lần cuối tôi kiểm tra, thì: Không hề.


Sau khi bị đám cảnh sát phun khói, ta thấy Adam và các bạn của anh mặc những bộ quần áo nhiều màu sắc và trình diễn những vũ điệu cực kì sôi động. Nhận lấy này Big Brother!

Nếu bạn xem xét kĩ cảnh nhảy múa sẽ thấy quấn áo của Adam liên tục thay đổi, có thể điều đó ám chỉ tất cả chuyện này chỉ là một sự ảo tưởng lớn hay là một ảo giác. Họ có bị đánh thuốc mê bởi loại khí kia hay không? Có phải tất cả những chuyện này chỉ diễn ra trong tâm trí họ? Liệu tất cả việc nhảy múa này chỉ là “khói và gương” (chỉ những thứ giả tạo) khiến họ tin rằng mình đã tự do và được hạnh phúc? Chắc chắn một điều rằng, tất cả mọi chuyện đã làm Adam và bạn bè của anh rối trí vài ở đoạn cuối của video, họ thực sự đã chạy về nơi mà họ vừa bước ra!


Này các bạn, tự do ở hướng kia cơ mà! Sao các bạn lại chạy về đó? Tại sao các bạn lại vui sướng vậy? Tại sao… aww, mặc kệ, tôi bỏ cuộc thôi.

 Tóm tắt lại video, Adam nổi loạn chống lại một hệ thống bị giám sát chặt chẽ, nơi mà mọi người bị điều khiển và bị cho uống thuốc an thần. Anh chạy về phía tự do nhưng, khi gặp phải cảnh sát được trang bị súng phun khói, cuộc nổi loạn của anh biến thành một bữa tiệc đầy màu sắc và, khi xem xét lại mọi chuyện, không có gì thực sự xảy ra cả. Đám nổi loạn trở nên hạnh phúc và vui vẻ, nhảy nhót một lát và chạy về với Big Brother.

Chúng ta có thể so sánh phần kết của video này với những chuyện xảy ra với nước Mĩ cũng như toàn thế giới. Trong khi phần đông chúng ta đang bị tước đoạt quyền lợi, bị xóa bỏ quyền riêng tư, bị mất tự do, chúng ta lại không làm gì chống lại điều đó cả. Chúng ta bị phân tán bởi khói và gương, ti vi và rạp chiếu phim, khuynh hướng thoát li thực tế và sự chối bỏ. Chúng ta ca tụng ảo tưởng về tự do được sắp đặt và bịa đặt, và rồi quay trở lại với sự an ủi của một xã hội bị những kẻ có tầng lớp tối cao điều khiển, cho phép tầng lớp tối cao theo đuổi chương trình nghị sự của mình mà không phản đối gì. Như Frank Zappa đã nói: “ Ảo tưởng về tự do sẽ tiếp tục tồn tại chừng nào ảo tưởng đó còn sinh lợiTại thời điểm mà việc duy trì ảo tưởng đó trở nên quá đắt đỏ, họ sẽ chỉ cần bỏ đi viễn cảnh, họ sẽ kéo rèm lên, họ sẽ dịch chuyển bàn ghế khỏi lối đi và bạn sẽ nhìn thấy bức tường gạch phía sau rạp hát.”

Kết luận

No Church in the Wild của Kanye West và Jay-Z và Never Close Our Eyes của Adam Lambert là hai ví dụ về một nỗ lực lan rộng không ngừng để quảng bá hình tượng cảnh sát liên bang trên ti vi, màn ảnh rộng và màn hình máy tính trên khắp thế giới. Liên kết những nghệ sĩ được hàng triệu người mến mộ với cảnh sát trấn áp bạo động không chỉ bình thường hóa quan niệm về cảnh sát liên bang mà còn tạo nên mối liên hệ tích cực một cách vô thức trong tâm trí người xem. Trong khi đó, ngoài đời thực, những cuộc phản kháng trên khắp phương Tây đang ngày càng vấp phải sự trấn áp của cảnh sát. Những cuộc trấn áp đầy bạo lực, những vụ bắt giữ tàn bạo và những loại vũ khí phức tạp ngày càng được sử dụng ít hạn chế hơn và thậm chí còn trở thành chuyện thường tình. Những cuộc phản kháng trong hòa bình thường bị phá hoại một cách có chủ đích bởi các đặc vụ chuyên đi khiêu khích được trả lương, những người xúi giục bạo lực, “hợp pháp hóa” sự đàn áp của cảnh sát.

Đừng bị “khói và gương” trong các tin tức và video âm nhạc lừa dối: Sự hiện diện của những lực lượng cảnh sát được trang bị vũ khí hạng nặng trong các cuộc biểu tình của quần chúng là bất thường, hơn thế, đó là sự khác thường trong một xã hội tự do dân chủ. Tuy nhiên, thực trạng rõ rệt này dường như đang chìm vào quên lãng khi mà các luật lệ, chiến thuật và vũ khí của cảnh sát liên bang đang được triển khai với tần suất ngày càng gia tăng trên khắp thế giới. Nhưng cảnh sát trấn áp bạo động không có gì hay ho hay bình thường cả… ngay cả khi chúng ta thấy họ với đèn nhấp nháy xung quanh trong video của Jay-Z. Kể cả khi họ nhảy với Rihanna, Beyonce hay Lady Gaga. Kể cả khi họ có mặt trong các trò chơi điện tử. Một lực lượng cảnh sát đàn áp đối nghịch với sự bình thường trong một xã hội tự do và công bằng. Và nếu như cảnh sát trấn áp bạo động có trở nên bình thường, tầng lớp tối cao sẽ đạt được một kì tích đáng kinh ngạc: lừa bịp phần đông con người chấp nhận cảnh sát liên bang khi mà họ thậm chí không biết đến điều đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét