Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Nguy cơ trở thành vô gia cư ở mức báo động ở Đức!



"Zwangsräumung" tạm dịch = cưỡng chế di rời, là một từ nóng trong thời buổi kinh tế khủng hoảng hiện nay ở Đức. Hiện nay, mỗi một ngày chỉ riêng tại thủ đô Berlin đã có vào khoảng 23 gia đình bị đuổi ra khỏi nhà, hoặc thuộc vào diện không có khả năng trả tiền thuê nhà, hoặc nợ ngân hàng quá hạn.

Lý do để dẫn tới việc không trả nợ ngân hàng hoăckhông trả tiền thuê thì có rất nhiều. Hoặc do bất đồng với chủ nhà trong việc tăng tiền thuê lên quá cao (Tại Berlin tiền thuê nhà từ 2007 tới nay đã tăng lên 30%), hoặc bị thất nghiệp, phá sản....


Sau một thời gian dài, những người thuộc diện đó đã bắt tay với nhau, thành lập chương trình chống cưỡng chế và đòi hỏi "Nhà ở cho tất cả mọi người" và yêu cầu phải giảm tiền thuê nhà. Chương trình ấy hiện thời ở Berlin còn là mới mẻ và bất kể chỗ nào có người bị cưỡng chế thì họ sẽ kéo tới để đấu tranh.



Người dân đặt câu hỏi: Hôm nay là hàng xóm và bao giờ tới lượt mình?


Ngày hôm qua, một gia đình ở Berlin thuộc diện cưỡng chế đã được mọi người kéo tới đấu tranh thành công. Đỉnh cao của vụ đấu tranh đã khiến xe bị đốt, cột đèn bị phá và sự tức giận của hàng 400-500 người có mặt tại đó khiến cho các nhân viên tòa án không thể làm gì được hơn. Một tờ báo cho biết gia đình ấy đã thuê và sống tại đó từ năm 1999. Khi làm hợp đồng hai bên thỏa thuận với nhau rằng, người thuê sẽ tự sửa sang nhà cửa, tự làm hết mọi việc, bù vào đó chủ nhà cam kết không tăng tiền thuê nhà. Nhưng từ năm 2007 chủ nhà giao cho bên quản lý bất động sản thay mặt đứng tên cho thuê và công ty này đã tự ý liên tục tăng tiền nhà. Sự bất đồng giữa hai bên không giải quyết được đã khiến công ty quản lý kia đề nghị tòa án đuổi gia đình đó ra khỏi nhà.

Bất động sản ở Đức không phải nhiều người sở hữu nó và đi thuê nhà ở là việc làm bình thường. Những gia đình mà cả 3-4 đời cũng không thể có tiền mua nhà rất nhiều. Thêm vào đó cũng có nhiều người đi làm với đồng lương rẻ mạt, phải xin thêm trợ cấp để có thể tạm sống qua ngày, với họ sở hữu một căn hộ hay một ngôi nhà là điều mà họ không bao giờ dám ước mơ tới!

Nhưng kể ra Đức cũng chưa phải là trường hợp duy nhất mà người dân phải chịu cảnh đuổi ra căn nhà hoặc là thuê từ nhiều năm qua, hoặc cả cuộc đời đi làm trả chưa hết nợ. Năm 2012 cả nước Tây ban nha có vào khoảng 120 ngàn vụ cưỡng chế và so với con số 12 triệu vụ của Mỹ có lẽ chẳng thấm vào đâu. 

"Cứ 3 phút có một vụ cưỡng chế ở Mỹ"

Tiểu bang "đáng giá" nhất của Mỹ là Florida: 11,9% bị cưỡng chế và bất động sản ở đây bị rớt giá thảm hại, tới 49% kể từ khi bong bóng bất động sản ở Mỹ bị vỡ vào năm 2007!!! Kể từ đó tới nay có khoảng 4 triệu người đã bị mất nhà, hoặc bị đuổi ra khỏi nhà đang thuê. Ngoài ra còn khoảng trên 3 triệu người đang chờ tới lượt! Tiểu bang này hiện có 600.000 chủ bất động sản (nhà riêng, căn hộ riêng) đang ở tình trạng "nợ quá xấu", tức số tiền họ nợ vượt quá trị giá căn nhà. Năm 2011 tình hình cải thiện được đôi chút, nhưng năm 2012 là một năm với số người bị mất nhà ở lớn chưa từng có. Chỉ riêng hai vùng: Broward và Miami-Dade mỗi tuần có ít nhất 760 vụ cưỡng chế! 
Chính phủ Mỹ, 5 ngân hàng lớn và 49 ngân hàng nhỏ đã chi ra 26 tỷ USD để cứu các nhà có "nợ xấu", nhưng xem ra chỉ như muối bỏ bể. Hơn nữa những người thuộc vào diện có trong danh sách bị cưỡng chế hiện nay không được hưởng khoản tiền đó.


Nguồn FB của Karel Phùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét