Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Đức giáo hoàng Benedict XVI bị kiện ra Tòa án hình sự quốc tế


Đức giáo hoàng Benedict XVI đã bị nêu
tên trong một bản khiếu kiện
Những luật sư chuyên về nhân quyền và những nạn nhân bị xâm hại tình dục bởi những giáo sĩ Thiên Chúa giáo đã đệ đơn lên Tòa án quốc tế La Haye hôm thứ Ba, yêu cầu Tòa cho điều tra và truy tố Giáo hoàng Benedict XVI cùng với ba vị lãnh đạo cấp cao nhất của Vatican về những tội ác hình sự chống nhân loại biểu hiện bằng cách tiếp tay và bao che cho hành vi hiếp dâm và tấn công tình dục trẻ em của các linh mục.
Bản cáo trạng chính thức dài gần 80 trang được lập bởi hai nhóm tranh đấu Mỹ, Trung tâm về Quyền Hiến định (Center for Constitutional Rights) và Mạng lưới Nạn nhân bị Linh mục Xâm hại Còn sống sót (Survivors Network of those Abused by Priests), là nỗ lực lớn nhất từ trước tới nay nhằm buộc Giáo hoàng và Vatican phải chịu trách nhiệm trước tòa án quốc tế về những vụ xâm hại tình dục gây ra bởi các linh mục.

Bản cáo trạng nêu : “Các quan chức cấp cao của giáo hội Thiên Chúa giáo đã thất bại trong việc ngăn ngừa và trừng phạt những hành vi tội ác này và cho tới nay họ vẫn được miễn hoàn toàn trách nhiệm”.


Phát ngôn viên của Tòa án, Florence Olara, nói rằng Văn phòng Công tố sẽ xem xét hồ sơ, “như chúng tôi vẫn làm với tất cả những cáo trạng kiểu này”. Bà nói tiếp : “Bước đầu tiên là phân tích xem những tội ác bị quy kết có thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án không”.

Theo hồ sơ của Tòa án, Tòa đã từng nhận được những đơn tố cáo Vatican và hành vi xâm hại tình dục trẻ em của những linh mục Thiên Chúa giáo La Mã. Nhưng bà Olara nói những thông tin chi tiết không được Tòa công bố như thường lệ, trừ phi vụ kiện được tiến hành. .

Những luật sư có kinh nghiệm với Tòa án quốc tế nói rằng đơn tố cáo Vatican là không thích hợp với nhiệm vụ của Tòa án chuyên xử những tội ác chiến tranh, những tội ác chống lại nhân loại và tội diệt chủng. Linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên của Vatican, nói ông không có ý kiến.


Những quan chức của Vatican thường nói rằng việc xử lý những linh mục bị cáo buộc xâm hại tình dục là do các giám mục phụ trách, chứ không phải là do Vatican quyết định – và giáo hội bị phân quyền rất nhiều so với suy nghĩ của số đông.


Nhưng những luật sư và những nạn nhân bị xâm hại tình dục đến từ Mỹ và Châu Âu, đã tổ chức một cuộc họp báo tại Tòa án vào thứ Ba, nói rằng hành động của họ là cấp thiết vì tất cả những cuộc điều tra và truy tố những linh mục Thiên Chúa giáo xâm hại tình dục ở các nước khác nhau đã không đủ hiệu quả để ngăn chặn những tội ác và sự bao che tiếp diễn.


Hai trong số các nạn nhân (trường hợp của hai người này đã được nhấn mạnh trong hồ sơ cáo trạng) nói rằng những linh mục đã xâm hại tình dục họ chỉ đơn giản bị chuyển sang những nước khác và hiện vẫn đang công tác quản nhiệm giáo xứ liên quan tới trẻ em, với sự chấp nhận của giới chức cao cấp của giáo hội. Pamela Spees, một luật sư làm việc cho Trung tâm về Quyền Hiến định (Center for Constitutional Rights), người đã tham gia giúp lập hồ sơ khiếu kiện, nói : “Các pháp quyền quốc gia thực sự không thể can thiệp vào vấn đề này. Việc truy tố những trường hợp cá nhân gây rối hay bạo hành tình dục trẻ em không tương xứng với một vấn nạn có tính hệ thống và lớn lao ở đây. Quy rõ trách nhiệm là mục đích, Tòa án Hình sự Quốc tế là phù hợp nhất để đảm nhận việc này vì đây là một vấn nạn có tính toàn cầu”.


Ngoài việc tố cáo Giáo hoàng Benedict XVI, bản cáo trạng còn yêu cầu Tòa án truy tố Đức hồng y Tarcisio Bertone – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Vatican, Đức hồng y Angelo Sodano – Bộ trưởng tiền nhiệm Bộ Ngoại giao và hiện là Chủ tịch Hội đoàn Hồng y, và Đức hồng y William J. Levada, Bộ trưởng Bộ Tín lý, một văn phòng do Vatican lập ra để tiếp nhận những hồ sơ các linh mục xâm hại tình dục do các giám mục chuyển lên.


Vấn đề trọng tâm là vụ án có thuộc quyền xét xử của Tòa án này không. Tòa án Hình sự Quốc tế có quyền xét xử những tội ác chiến tranh, những tội ác chống lại nhân loại và tội diệt chủng được thực hiện sau ngày 1/7/2002 - ngày Tòa án được thành lập. Tòa án độc lập với Liên hợp quốc và có pháp quyền đối với 117 nước – những nước đã thông qua Hiệp ước Rome Statute, hiệp ước đã thành lập ra tòa án. Đức, Ý và Bỉ là những nước đã ký kết. Trong khi đó, Vatican và Mỹ không tham gia.


Bản cáo trạng nêu lên năm vụ trong đó những linh mục đã bị buộc tội xâm hại tình dục ở Cộng hòa Dân chủ Công-gô và Mỹ. Những linh mục này đến từ Bỉ, Ấn Độ và Mỹ.


Bà Spees nói bà hy vọng sẽ thuyết phục được Tòa án rằng những vụ án này thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa bởi đó là những vụ xâm hại tình dục mà theo bà là “có tính hệ thống và lan rộng”.


Các chuyên gia về luật quốc tế nói rằng hành vi xâm hại tình dục trẻ vị thành niên của các linh mục Thiên Chúa giáo La Mã đủ độ tàn ác và phổ biến để có thể bị đưa ra Tòa án.


Mark Ellis, Giám đốc Điều hành Hội Luật gia Quốc tế (International Bar Association), có trụ sở tại London, nói ông nghĩ rằng Tòa án có thể mở một cuộc điều tra sơ bộ để xác định xem Tòa án có quyền xét xử hay không – và có thể kết luận sẽ là không.


Ông Ellis nói : “Những tội ác chống lại nhân loại có nghĩa là những hành động được thực hiện là một phần của một cuộc tấn công toàn diện hoặc có tính hệ thống, trực tiếp nhằm vào thường dân. Điều mà chúng ta cần lưu tâm, đó phải thực sự là một chính sách, trong đó chính phủ hay các nhà cầm quyền lập kế hoạch cho cuộc tấn công”.


“Khi xem xét lại mục tiêu thành lập và nguyên tắc hoạt động của Tòa án Hình sự Quốc tế, tôi không cho rằng Tòa án xử vụ này là phù hợp. Nhưng bản cáo trạng đã làm được một việc quan trọng là nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này”.



Dịch bởi Panzila

* ZeroEnergy dù chưa bị phán quyết bởi tội hiếp dâm trẻ em nhưng đó cũng chưa phải là tội danh lớn nhất của Benedic XVI và những vị hồng y đáng kính, trong một bộ phim tài liệu có đề cập đến tội ác giết trẻ em của chính những người làm trong nhà thờ. Và họ được chính quyền sở tại che dấu bằng những giấy báo tử vong do bệnh tật. Nhưng hiếm có một gia đình nào có thể khám nghiệm tử thi con cái họ, vì cái xác đó đã bị tàn phá cho một trong những tập tục ghê rợn của nhà thờ.
Mời các bạn theo dõi tại video sau:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét