Trước những mối nguy hại thấy rõ của thực phẩm biến đổi gen, các nhà phân tích đã kêu gọi Trung Quốc bãi bỏ giấy phép này để đảm bảo an sinh lương thực và an toàn xã hội.
Về cơ bản, biến đổi gen dựa trên nguyên lý phát triển tự nhiên. Trong thiên nhiên, các loài động vật, thực vật thường xảy ra những xung đột trong tế bào để tạo ra 1 tế bào mới có tính năng vượt trội và thích nghi với môi trường. Hay các loài cùng họ cùng dòng lai tạo với nhau để cho ra 1 loại mới có tính năng ưu việt hơn. Các hoạt động này diễn ra 1 thời gian dài thích nghi với môi trường sống chính vì vậy nó an toàn. Khi loài mới xuất hiện sẽ không có hiện tượng bài trừ, tiêu diệt lẫn nhau trong cùng 1 cá thể.
Tuy nhiên, các hoạt động gây ra đột biến gen do con người tạo ra là hành động cưỡng bức các loài không cùng họ, không cùng dòng kết hợp với nhau. Những nghiên cứu khoa học này diễn ra trong thời gian không dài khiến cho các tế bào chưa được thích nghi với việc chung sống dưới 1 cá thể và chúng xuất hiện các phản ứng tự nhiên như bài trừ, tiêu diệt nhau. Hơn thế nữa, các cá thể đột biến sau 1 thời gian sinh sống trong môi trường tự nhiên sẽ nảy sinh những vấn đề phức tạp mà các nhà khoa học có thể chưa lường trước được.
Chính vì những lý do đó mà nhiều nước đã ngăn cấm việc phát triển các loại thực vật nhân tạo trên quy mô lớn.
Những mối nguy hiểm do thực vật đột biến gen gây ra
Mối nguy hiểm thứ nhất chính là sự xung đột trong các tế bào bị đột biến. Khi một loài mới được sinh ra bằng phương pháp gây đột biến, chúng sẽ không trải qua quá trình thay đổi dần dần để thích nghi với môi trường chung sống. Chính vì vậy, chúng sẽ gây nên chuỗi phản ứng bài trừ tiêu diệt lẫn nhau và rất có thể nguy hiểm cho người, vật khi sử dụng.
Năm 1998, một giáo sư chuyên nghiên cứu về công nghệ gen hàng đầu nước Anh là Arpad Pusztai đã công bố kết quả nghiên cứu của mình. Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng loài chuột bạch sau 1 thời gian dài sử dụng khoai tây đột biến gen sẽ có đầu nhỏ hơn các loài chuột thông thường. Gan, tim, thận và hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn hại.
Một báo cáo của viện khoa học quốc gia Mỹ cho biết, lợn ăn ngô biến đổi gen ở nông trại miền Trung, miền Tây nước Mỹ có tình trạng mang thai giả hoặc bị vô sinh. Gà ăn thức ăn từ thực phẩm biến đổi gen có tỷ lệ chết cao gấp đôi những con gà ăn bằng thức ăn tự nhiên. Ngay tại Trung Quốc, giống ngô đột biến “tiên ngọc 335” được chứng minh là nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của loài chuột đồng.
Tại thị trường Anh, người ta đã chứng minh được việc gia tăng 50% bệnh dị ứng là do ăn đậu tương đột biến gen. Tháng 5/2009, Hội Y học Môi trường và Khoa học Mỹ (AAEM) cho biết: “Một số nghiên cứu về động vật cho thấy ăn thực phẩm biến đổi gen có rủi ro lớn đối với sức khỏe” như gây vô sinh, giảm miễn dịch, đẩy nhanh tốc độ lão hóa.
Bên cạnh đó, khi các sản phẩm đột biến gen được sản xuất đại trà, chúng sẽ gây ra nguy hiểm cho an sinh lương thực. Do sự bất ổn trong cá thể đột biến, các nhà sáng chế đã phát minh ra loại thuốc tự động tiêu diệt phôi giống nhằm ngăn chặn việc lưu giữ những giống biến đổi gen này. Với cách làm này, người dân phải mua giống hàng năm làm tăng lợi nhuận cho các công ty độc quyền. Bên cạnh đó, họ còn phải mua các loại thuốc trừ sâu đặc biệt dành cho các loại cây đột biến. Người dân không tự chủ được nguồn cung vì đa số công nghệ nằm trong tay các công ty độc quyền.
Năm 1990, Argentina đã phát triển cục bộ loại đậu tương biến đổi gen. Cho đến nay, nước này đã mất tự chủ trong việc tự cung tự cấp loại cây này, dẫn đến giá các loại hạt giống tăng từ 2 đến 4 lần so với giá gốc. Theo báo cáo của tổ chức Hòa bình Xanh Quốc tế: 8 loại lúa nước biến đổi gen xin phép thương mại hóa và đang nghiên cứu phát triển ở Trung Quốc không có loại nào Trung Quốc có bản quyền tác giả tự chủ, độc lập.
Một mối nguy hiểm khác khiến các chuyên gia lo ngại là khả năng làm ô nhiễm nguồn gen tự nhiên ảnh hưởng đến sinh thái. Cũng như tất cả các cây trồng tự nhiên, các sản phẩm đột biến cũng có quá trình sinh trưởng, thụ phấn. Trong quá trình này, các gen đột biến có thể sẽ lây lan sang các loài thực vật tự nhiên khác bằng con đường phát tán của gió hay côn trùng. Điều này dẫn đến việc làm ô nhiễm nguồn gen tự nhiên. Hệ lụy tất yếu sẽ dẫn tới là khủng hoảng sinh thái. Các gen có nguồn gốc bên ngoài được cấy vào cây trồng biến đổi gen có thể tiếp tục di chuyển sang cây trồng tự nhiên cùng loài, làm ô nhiễm gen đối với các loại giống cây trồng phi biến đổi gen và tài nguyên cây trồng phong phú.
Năm 2001, thế giới đã chứng kiến sự kiện ô nhiễm gen ngô Mexico; năm 2006 là sự kiện cá hồi biến đổi gen thoát ra ngoài tự nhiên và bọ xít mù bùng phát trên bông biến đổi gen ở Trung Quốc…
Do các tác hại nghiêm trọng của việc nuôi trồng thực vật, động vật có đột biến gen nên Mỹ đã ra luật ngăn cấm phát triển các loài thực vật đột biến gen trên các thực phẩm chính. Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản luôn nói không với thực phẩm biến đổi gen. Hàn Quốc cũng kiên quyết từ chối nhập khẩu sản phẩm biến đổi gen. Để đảm bảo an sinh lương thực, Ấn Độ kiên quyết nói không với các giống gạo đột biến gen, cho dù đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, các hoạt động gây ra đột biến gen do con người tạo ra là hành động cưỡng bức các loài không cùng họ, không cùng dòng kết hợp với nhau. Những nghiên cứu khoa học này diễn ra trong thời gian không dài khiến cho các tế bào chưa được thích nghi với việc chung sống dưới 1 cá thể và chúng xuất hiện các phản ứng tự nhiên như bài trừ, tiêu diệt nhau. Hơn thế nữa, các cá thể đột biến sau 1 thời gian sinh sống trong môi trường tự nhiên sẽ nảy sinh những vấn đề phức tạp mà các nhà khoa học có thể chưa lường trước được.
Chính vì những lý do đó mà nhiều nước đã ngăn cấm việc phát triển các loại thực vật nhân tạo trên quy mô lớn.
Những mối nguy hiểm do thực vật đột biến gen gây ra
Mối nguy hiểm thứ nhất chính là sự xung đột trong các tế bào bị đột biến. Khi một loài mới được sinh ra bằng phương pháp gây đột biến, chúng sẽ không trải qua quá trình thay đổi dần dần để thích nghi với môi trường chung sống. Chính vì vậy, chúng sẽ gây nên chuỗi phản ứng bài trừ tiêu diệt lẫn nhau và rất có thể nguy hiểm cho người, vật khi sử dụng.
Năm 1998, một giáo sư chuyên nghiên cứu về công nghệ gen hàng đầu nước Anh là Arpad Pusztai đã công bố kết quả nghiên cứu của mình. Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng loài chuột bạch sau 1 thời gian dài sử dụng khoai tây đột biến gen sẽ có đầu nhỏ hơn các loài chuột thông thường. Gan, tim, thận và hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn hại.
Một báo cáo của viện khoa học quốc gia Mỹ cho biết, lợn ăn ngô biến đổi gen ở nông trại miền Trung, miền Tây nước Mỹ có tình trạng mang thai giả hoặc bị vô sinh. Gà ăn thức ăn từ thực phẩm biến đổi gen có tỷ lệ chết cao gấp đôi những con gà ăn bằng thức ăn tự nhiên. Ngay tại Trung Quốc, giống ngô đột biến “tiên ngọc 335” được chứng minh là nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của loài chuột đồng.
Tại thị trường Anh, người ta đã chứng minh được việc gia tăng 50% bệnh dị ứng là do ăn đậu tương đột biến gen. Tháng 5/2009, Hội Y học Môi trường và Khoa học Mỹ (AAEM) cho biết: “Một số nghiên cứu về động vật cho thấy ăn thực phẩm biến đổi gen có rủi ro lớn đối với sức khỏe” như gây vô sinh, giảm miễn dịch, đẩy nhanh tốc độ lão hóa.
Bên cạnh đó, khi các sản phẩm đột biến gen được sản xuất đại trà, chúng sẽ gây ra nguy hiểm cho an sinh lương thực. Do sự bất ổn trong cá thể đột biến, các nhà sáng chế đã phát minh ra loại thuốc tự động tiêu diệt phôi giống nhằm ngăn chặn việc lưu giữ những giống biến đổi gen này. Với cách làm này, người dân phải mua giống hàng năm làm tăng lợi nhuận cho các công ty độc quyền. Bên cạnh đó, họ còn phải mua các loại thuốc trừ sâu đặc biệt dành cho các loại cây đột biến. Người dân không tự chủ được nguồn cung vì đa số công nghệ nằm trong tay các công ty độc quyền.
Năm 1990, Argentina đã phát triển cục bộ loại đậu tương biến đổi gen. Cho đến nay, nước này đã mất tự chủ trong việc tự cung tự cấp loại cây này, dẫn đến giá các loại hạt giống tăng từ 2 đến 4 lần so với giá gốc. Theo báo cáo của tổ chức Hòa bình Xanh Quốc tế: 8 loại lúa nước biến đổi gen xin phép thương mại hóa và đang nghiên cứu phát triển ở Trung Quốc không có loại nào Trung Quốc có bản quyền tác giả tự chủ, độc lập.
Một mối nguy hiểm khác khiến các chuyên gia lo ngại là khả năng làm ô nhiễm nguồn gen tự nhiên ảnh hưởng đến sinh thái. Cũng như tất cả các cây trồng tự nhiên, các sản phẩm đột biến cũng có quá trình sinh trưởng, thụ phấn. Trong quá trình này, các gen đột biến có thể sẽ lây lan sang các loài thực vật tự nhiên khác bằng con đường phát tán của gió hay côn trùng. Điều này dẫn đến việc làm ô nhiễm nguồn gen tự nhiên. Hệ lụy tất yếu sẽ dẫn tới là khủng hoảng sinh thái. Các gen có nguồn gốc bên ngoài được cấy vào cây trồng biến đổi gen có thể tiếp tục di chuyển sang cây trồng tự nhiên cùng loài, làm ô nhiễm gen đối với các loại giống cây trồng phi biến đổi gen và tài nguyên cây trồng phong phú.
Năm 2001, thế giới đã chứng kiến sự kiện ô nhiễm gen ngô Mexico; năm 2006 là sự kiện cá hồi biến đổi gen thoát ra ngoài tự nhiên và bọ xít mù bùng phát trên bông biến đổi gen ở Trung Quốc…
Do các tác hại nghiêm trọng của việc nuôi trồng thực vật, động vật có đột biến gen nên Mỹ đã ra luật ngăn cấm phát triển các loài thực vật đột biến gen trên các thực phẩm chính. Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản luôn nói không với thực phẩm biến đổi gen. Hàn Quốc cũng kiên quyết từ chối nhập khẩu sản phẩm biến đổi gen. Để đảm bảo an sinh lương thực, Ấn Độ kiên quyết nói không với các giống gạo đột biến gen, cho dù đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Nguồn Tamnhin.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét