Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Hội Kín Tại Hoa Kỳ (P1)

*Bài viết tham khảo
Dưới chủ đề Hội Kín, ban điểm sách Truyền Thông điểm và tổng hợp một số bài viết, tác giả không k tên đăng trên Internet. Bạn đọc Truyền Thông có thể dễ dàng tìm được những bài viết này trong Google dưới tiêu đề “Secret Societies”. Điều đúng sai của bài viết này ở mức đúng sai thông thường của một bài viết được đăng trên mạng. Đáng tin hay không tùy bạn đọc.


Sách viết về những hội kín ngày nay rất nhiều. Nhưng người đọc dường như khó mà tìm ra hai tác giả những sách đó đồng ý với nhau về định nghĩa của hai chữ hội kín. Tuy nhiên, những tác giả này dường như đồng ý với nhau ở một điểm là ảnh hưởng của những hội, với danh nghĩa là Hội kín, trong xã hội dân chủ tôn trọng hiến pháp tại Hoa Kỳ cũng như tại Âu Châu ngày nay, trên các trường học tại mọi cấp, trên các nhà thờ tại mọi tôn giáo, trên kinh tế, chính trị và cả văn hoá, mỗi ngày một thêm sâu đậm. Phương tiện để đạt tới mục tiêu của các hội kín này rất hữu hiệu, thường che đậy kín đáo, nhưng đôi khi sỗ sàng, và bằng cả hai cách họ đều đạt tới mục tiêu, mà họ nhắm trước. Mục tiêu này, do một thiểu số đứng trong hậu trường dật dây quyết định. Họ tự coi là những phần tử ưu tú của nhân loại, nhân danh chủ chương trào lưu hoàn vũ hóa dành quyền lãnh đạo mọi chính phủ trên thế giới, theo chiều hưóng do họ đề đặt ra. Họ thành công trong việc kiểm soát môi trường chính tri, kinh tế, tài chính, truyền thông, kể cả quân sự, để tiến tới việc tẩy năo toàn thể nhân loại và thống trị thế giới.
Những trang sau đây trình bày sơ lược:
I. Đặc điểm chung của các hội kín.
II. Nêu danh một số nhỏ những hội kín tiêu biểu tại Hoa Kỳ.
Theo giới nghiên cứu về những hoạt động của các hội kín, người đọc có thể tìm thấy qua những sách báo đã xuất bản, những đĩa video, hay trên băng tần kênh History and Discovery, là những hội kín, thường mang những huy hiệu lấy từ những thần thoại cổ truyền, như hai ống xương chân và chiếc đầu lâu, hình đầu con sơn dương, hình sao năm cánh nội tiếp trong một vòng tròn, v.v... để biểu thị mục đích của hội, cũng như để hội viên có thể nhận ra nhau. Rộng hơn, dường như các hội kín thường có những đặc tính chung như sau:
1. Hội viên thường tự coi mình thuộc thành phần ưu tú, đứng trên thế nhân, biết đuợc sự thật. Sự thật mà họ biết này không bao giờ được tiết lộ cho bất kỳ kẻ nào không ở trong hội. Biết được sự thật như vậy, họ tự sánh mình với Thượng Đế toàn năng.
2. Hội viên mọi hội kín đều có hai cá tính, một cá tính là cá tính của một hội viên đối với người cùng hội; hai là cá tính của một người binh thường sống trong xă hội. Điều này khiến họ tự coi mình sánh ngang với Chúa Ba Ngôi, nên cao hơn thế nhân.
3. Việc huấn luyện hội viên mới đều theo phương pháp truyền miệng, mỗi lần chỉ dậy một vài điều nhỏ nhặt, cho tới khi hội viên mới này đủ khả năng thăng tiến trong thang cấp bậc của hội. Việc huấn luyên truyền miệng này rất cần thiết, nhất là trong việc huấn luyện những điểm bí mật, tránh được nạn thất thoát bí mật của hội.
4. Người theo đạo Công Giáo thường tự cho mình là kẻ có tội tông đồ khao khát được cứu rỗi; trái lại hội viên hội kín không tin như vậy, và tin là mình khác người thường nên không mắc tội tổ tông, vì vậy không cần đến sự cứu rỗi nên hấp thụ dễ dàng giáo điều của hội.
Về tổ chức nội bộ của hội, giới nghiên cứu cho rằng không mấy khác tổ chức các hội kín có từ ngàn xưa, thời sáng lập Bạch Liên Hôi, Thiên Địa Hội tại Trung Quốc, hay thời trung cổ khi các hội kín như Paganisme hay Luciferianisme mới khởi xướng. Hội kín ngày nay cũng tổ chức thành những tổ nhỏ, dù bí mật hay công khai, thường hai người ở trong hai tổ khó mà biết ai là người cùng hội. Hội viên mới, dù là hội kín Đông Á hay Tây Phương thường đều phải qua một lễ nhập hội, có tục uống máu ăn thề. Nội dung nhưng lời thề này cũng chẳng mấy khác nhau, cốt giữ lòng trung thành của hội viên với hội, với đồng bạn, quyết tâm giữ trọn bí mật của hội dầu phải hy sinh tính mạng. Về chủ đích của hội thường thường mỗi hội có một chủ chương rõ ràng khác biệt nhau, tùy theo địa bàn hoạt động của từng hội.
Người ngoài hội, từ ngoài nn vào những hội kín thựng thấy những đoàn thể này nhiều khi mang những mầu sắc huyền hoặc, thường bị coi là mê tín dị đoan. Lịch sử cận đại thường ghi lại những đoàn quân cảm tử Trung Quốc, mang bùa chú, tin rằng súng đạn không hại nổi mình, ngã gục trước làn đạn của liên quân Âu Mỹ ở lãnh địa Thượng Hải. Có thể cũng vì tin ở những điều huyền hoặc mà nhiều hội kín tại các nước theo đạo chúa Ky Tô thường thường đối lập với nhà thờ Công Giáo cũng như Tin Lành. Nhiều tên tuổi trong giới văn học, như Orwell, H.G. Wells, Kipling, G.B. Shaw, v.v... đă dành cho nét huyền hoặc của các hội kín này một mầu sắc thiêng liêng, họ tin rằng con người nếu từ bỏ nhân quyền, ngoan ngoãn vâng lệnh thượng cấp, những người hiểu biết hơn mình,thì trái đất này sẽ trở thành cơi địa đàng.
Trong xă hội Bắc Mỹ hiện nay, khó có ai biết rõ là có bao nhiêu hội kín. Không thể có một cơ quan điều tra nào có đủ khả năng theo dõi hoạt động của mọi hội kín. Ngược lại các hội kín thường thường cài người trong các cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ an ninh. Thế nên không một ai biết rõ mọi hoạt động của mọi hội kín. Cũng vì vậy, những đoạn tiếp theo trình bày rất sơ lược về quá trình, cùng tên tuổi của những hội viên đă từng nắm giữ những vai trò quan trọng trong chính quyền, cũng như trong giới kinh tế tài chính, nghiên cứu đại học, cùng tôn giáo, truyền thông của một số hội kín hiện đang hoạt động trên đất Hoa Kỳ. Bắt đầu là:
Nhóm Bilderberg.

Nhóm Bilderberger là một hội đồng gồm chừng 130 hội viên, gồm rất nhiều nhân vật đã từng có hay đang nắm thực quyền, mỗi năm họp một lần, để bàn về những kế hoạch dân vận để dần tiến tới mục tiêu cuối cùng là thiết lập một chính phủ duy nhất cho toàn cầu (New world order). Trụ sở của nhóm này đặt tại Leiden, South Holland, Netherland. Cứ bốn năm hội nghị họp tại Hoa Kỳ hay Gia Na Đại một lần. Năm 2007 này, hội nghi họp tại khách sạn Ritz –Carlton, tại Istamboul, Thổ Nhĩ Kỳ, trong tháng 6 vừa qua. 
Danh hiệu Bilderberg của nhóm này nguyên là tên của khách sạn Bilderberg tại Ooterbeek, gần Arnhem, Ḥa Lan, nơi nhóm họp hội nghị lần thứ nhất vào ngày 29 tháng 5 năm 1954. Tuy nhóm này không hẳn là một hội kín, nhưng những hội viên thường trực hay thượng khách tới tham dự đều coi là đoàn viên của nhóm. Nhóm Bilderberg này do Joseph Retinger, một người di trú gốc Ba Lan, khởi xướng. Trước phong trào bài Mỹ tại Tây Âu, mỗi ngày một lớn mạnh, Joseph Retinger lo ngại và đề nghị những nhà lănh đạo tại Tây Âu cùng Hoa Kỳ chung sức mở một phong trào gây niềm thông cảm trên mặt văn hóa giữa Tây Âu và Hoa Kỳ. Retinger trình dự án này lên Hoàng Tử Bernhard của Ḥa Lan, người đồng ý và cùng thủ tướng chính phủ Hà Lan Paul Van Zeeland cùng một người Hà Lan nữa là Paul Rijkens lập một bản danh sách những người được mời tới tham dự, theo thể thức mỗi quốc gia có hai đại biểu, một đại diện cho phái tự do và một cho phái bảo thủ. Hội nghị thành công tốt đẹp khiến ban tổ chức quyết định đổi hội nghị thành hội nghị thường niên, ban thường vụ do Retinger đảm nhiệm. Ngoài nhiệm vụ tổ chức hội nghị, ban thường vụ lo việc mời các tân hội viên, lập một lưới truyền tin liên lạc các đoàn viên. Mục tiêu chính thức của nhóm là tạo lập một mối liên lạc giữa Hoa Kỳ và Tây Âu để chống lại mối đe dọa của họa cộng sản quốc tế.

Năm 1960 Retinger từ trần, nhà kinh tế học Ernst van der Beugel lên thay thế giữ chức vụ thư ký thường trực của nhóm. Hoàng Tử Bernhard tiếp tục giữ chức chủ tịch cho tới năm 1976, năm xẩy ra vụ tai tiếng với hãng Lockheed. Do đó hội nghị năm đó không thành. Năm sau 1977, hội nghị tái họp dưới quyền chủ tọa của Alec Douglas Home, cựu thủ tướng phủ Anh. Tiếp theo là Walter Scheel, cựu Chủ tịch Tây Đức, rồi tới Lord Carrington, cựu tổng thư ký của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, NATO.

Ngoài giới chính trị gia,
thành viên nhóm Bilderbergcòn có những nhà tài phiệt, những chủ nhân tập đoàn truyền thông, các chủ tịch giám đốc hãng dầu hỏa. Địa điểm nơi hội nghị nhóm họp được công bố với báo chí thế giới, nhưng thành phần tham dự cùng những vấn đề tranh luận là những điểm tối mật của nhóm này.
Hội Đồng Ngoại Giao
Hội đồng ngoại giao là tên phỏng dịch của Council on Foreign Relations, viết tắt sau đây là CFR. 

CFR là một tổ chức thành lập từ năm 1921, đặt trụ sỏ tại số 58 đường 68 tại Nữu Ước, và một văn phòng phụ tại Washington, DC. Với những thành viên tên tuổi, với những công trình nghiên cứu, những hội nghị do CFR chủ chương, người ta cho rằng CFR là một tổ chức tư mạnh nhất trên đất Hoa Kỳ, nếu không kể tới bộ Ngoại Giao. CFR c
òn phát hành tập san Foreign Affairs, phát hành mỗi hai tháng. 
Thời sơ khởi, CFR là một tổ chức gồm 150 thành viên, tất cả đều là những học giả lỗi lạc, gọi là “The Inquiry” có nhiệm đề ra những đường lối đối ngoại cùng đối nội giúp tổng thống Hoa Kỳ đương thời Woodrow Wilson. Trong khoảng hai năm 1917-1818, những học giả này, trong đó có Edward M. House, và Walter Lippmann đã sáng tác tới 2000 tài liệu phân tích về chính trị, kinh tế, và xă hội, để phụ giúp tổng thống Wilson. Những tài liệu này đă giúp tổng thống Wilson đề ra chiến lược 14 điểm về hòa bình hậu chiến. 

Thế chiến I chấm dứt, sang năm 1919, những học giả sang Anh họp cùng một số nhà ngoại giao và học giả thuôc Royal Institute of International Affairs (RIIA). Tham dự cuộc hội thảo này, ngoài những nhà chính trị như Paul Warburg, Herbert Hoover, còn có sử gia James Thomson Shotwell của đại học Columbia, Archibald Coolidge của đại hoc Harvard và Charles Seymour của đại học Yale.
Bắt đầu từ tháng 7 năm 1921, CFR lập trụ sở chính thức tại Nữu Ước, với 108 thành viên, dưới sự lãnh đạo cũa Elihu Root và John W. David. Cả hai thành viên này cùng là luật sư của JP Morgan & Co. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1924, David được bầu làm ứng cử viên đảng Dân Chủ.
Tiếp đó thành viên CFR gồm những tên tuổi quen thuộc như John Foster Dulles, Averell Harriman, thân cận với gia đình Rockefeller.
Edwin Gay đề nghị thành lập tập san bốn tháng một kỳ Foreign Affairs và đề cử Archibald Coolidge, giáo sư đại học Havard làm chủ bút, và Hamilton F. Armstrong, phóng viên tờ New York Evening Post làm phụ tá chủ bút. 
John D. Rockefeller tiếp tục đổ tiền vào quỹ của CFR. Năm 1944, quả phụ Harold I. Pratt tặng CFR toà nhà bốn tầng, mang tên là The Harold Pratt House, tại góc đường 68 và Park Avenue, Nữu Ước để làm trụ sở mới. Hiện nay trụ sở CFR vẫn ở địa chỉ này.
Hậu duệ của John D Rockefeller tuần tự gia nhập CFR, David Rockefeller thành một vị giám đốc trẻ tuổi nhất năm 1949, rồi thành chủ tịch năm 1970 cho tới 1985; sau đó tiếp tục giữ chức vị chủ tịch danh dự. 
Các hãng công nghiệp giải trí lớn Hoa Kỳ là nguồn tài trợ thứ hai của CFR. Do đó những vấn đề liên quan tới công nghiệp giải trí cũng được đề ra để những nhà nghiên cứu bàn luận.
Trong thế chiến II, có nhiều thành viên CFR tham chính trong chính phủ liên bang. Henry Stimoson trở thành phụ tá tổng trưởng chiến tranh, và từng đề ra nhiều kế hoạch quan trọng. McCloy, nguyên là cố vấn luật pháp cho gia đình Rockefeller và ngân hàng Mahattan, được tổng Thống Truman đề cử làm thống đốc ngân hàng Quốc Tế, rồi sau đó còn làm cố vấn về vấn đề giải giới cho tổng thống Kennedy và chủ tịch uỷ ban đặc biệt về vụ khủng hoảng tại Cuba. Lewis W. Douglas, một thành viên của CFR và là anh em rể với Mc.Cloy được tổng thống Truman phong chức đại sứ Hoa Kỳ tại Anh Quốc.

CFR có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong các chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Từ 1949 tới 1944, suốt năm năm CFR quản trị trong vòng bí mật tuyệt đối chương trình War and Peace do Rockerfeller tài trợ. Mức bí mật cao đến độ trong số 663 thành viên của CFR thời đó nếu không tham gia vào chương tŕnh của ban này hoàn toàn không được biết gì về hoạt động của CFR trong ban khác.
Chương trình này gồm bốn ban: kinh tế và tài chính, an ninh và cơ khí, địa phương và sau hết là chính trị. Riêng ban an ninh và cơ khí do Allen Dulles đảm nhiệm đã gửi qua bộ Ngoại Giao 682 giác thư. Allen Dulles sau đó thành một nhân vật quan trọng trong ngành gián điệp, CIA. William Bundy ca ngợi CFR đã giúp chính phủ Hoa Kỳ trong việc đặt nền móng cho chương trình viện trợ Marshall Plan cho Âu Châu. Số thành viên của FCR tăng lên 1000. Trong một bài viết mang tựa đề The Source of Soviet Conduct, phát hành trong tập san Forein Affairs năm 1947, George Kennan đề ra kế hoạch “Containment”. Kế hoạch này được chính phủ liên bang Hoa Kỳ áp dụng trong suốt bốn chục năm sau đó.
Thống tướng Dwight D. Eisenhower, sau chiến thắng ở Âu Châu giải ngũ và làm Chủ Tịch đại học Columbia tại Nữu Ước, cũng đă từng làm chủ tịch CFR. Có người kể rằng mọi hiểu biết của tướng Eisenhower về kinh tế đều là những điều mà ông học được trong thời gian này. CFR lập ra một ban nghiên cứu mang tên Americans for Eisenhower để phụ giúp vào việc tranh cử tổng thống của tướng Eisenhower. Trúng cử, tổng thống Eisenhower đã mời nhiều thành viên CFR giữ nhiều bộ quan trọng trong chính phủ.
John Foster Dulles, một luật sư của hăng dầu hỏa Standard, và là một thành viên kỳ cựu của CFR và Rockefeller Foundation được cử làm Bộ trưởng Ngoại Giao. John Foster Dulles công bố chính sách ngoại giao mới của chính phủ Eisenhower tại Henry Pratt House như sau:
There is no local defense wich alone will contain the mighty land power of the communist world. Local defenses must be reinforced by the further deterrent of massive retaliatory power.
Sau bài din văn đó, CFR đưa ra một ban nghiên cứu vấn đề Cơ Khí Hạch Nhân và Đường Lối Ngoại Giao, và chọn Henry Kissinger, một học giả thuộc đại học Havard làm trưởng ban. Năm sau, 1957, Henry Kissinger xuất bản một tập sách mang cùng tựa dề. Cuốn sách đó là một thành công rực rỡ khiến tác giả nổi tiếng khắp nước Hoa Kỳ và cuốn sách đứng đầu bản sách bán chạy nhất trong toàn quốc trong nhiều tuần lễ.
Ngày 24 tháng 11 năm 1953 William Henderson tŕnh bày trước một ủy ban nghiên cứu về chiến tranh tại Việt Nam. Nội dung bản báo cáo này không được tiết lộ.
Suốt bốn năm, từ 1964 tới 1968, bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đều theo đường lối do CFR đã đưa ra. Henry Kissinger tiếp tục viết trong tập san Foreign Affairs, rồi đến năm 1969 được tổng thống Nixon mời là cố vấn An Ninh Quốc Gia. Ông bí mật sang Bắc Kinh đàm phán với Mao Trạch Đông. Năm 1972 tổng thống Nixon du hành sang Trung Quốc. Sau đó tổng thống Carter và Bộ trưởng ngoại giao Cyrus Vance bình thường hóa mối bang giao Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Nhiều thành viên CFR, tham chính trong chính phủ liên bang Hoa Kỳ bị tai tiếng đã lợi dụng địa vị bẻ cong đường lối ngoại giao vì tư lợi. Allen Dulles, giám đốc CIA bị tố cáo là có cổ phần trong United Fruit Compagny, tại Guatemala, mà lật đổ chính quyền nước này, sau khi công ty này bị quốc hữu hóa. Trước đó anh em ông Dulles là luật sư của văn phòng Sullivan & Cromwell, đại diện cho hãng dầu hoả Standard Oil. Khi vào chính quền, cả hai người cùng dính líu tơi chiến dịch Ajax nhằm lật đổ Mohammed Mossadegh tại Ba Tư, sau khi ông này quốc hữu hóa chi nhánh hãng British Pretroleum tại nước này. Chiến dịch thành công, Mahommed Reza Pahalavi lên ngôi vua, 40% số lượng dầu thô sản xuất tại Ba Tư thuộc về các hăng dầu Hoa Kỳ, trong đó có hăng Standard Oil.
Tháng 11 năm 1979, chủ tịch CFR, David Rockefeller, cùng Henry Kissinger, John McCloy khuyến cáo tổng thống Carter để cho vua Ba Tư vào Hoa Kỳ chữa bệnh. Việc này đã gây ra vụ Ba Tư bắt giữ nhân viên ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ làm con tin, cho tới khi Reagan lên nhiệm chức tổng thống mới được tha.
Ảnh hưởng của CFR không chỉ ở trong giới hạn về ngoại giao quốc tế. Người đọc chỉ cần xem qua danh sách thành viên của CFR, ngày nay lên tới con số 3700 hội viên vĩnh viễn, life members. Ngoài số hội viên lâm thời, nhiệm kỳ 5 năm dành cho những thành viên trẻ tuổi, từ 30 tới 36 tuổi rất đông đảo, còn có 250 thành viên đại biểu các công ty trong ngành giải trí lớn, như Alcoa, Bank of America, Boeing, Exxon Mobil, Ford Motor, General Electric, IBM, Lockhed, Time Wagner, v.v... Các công ty công nghiệp giải trí, ngân hàng này trở thành một nguồn tài trợ đáng kể cho CFR.
CFR vẫn trung thành với mục tiêu ban đầu là đứng ngoài tranh chấp giữa hai chính đảng Cộng Hòa và Dân chủ. Thâu nhận một số thành viên gốc Do Thái và Phi Châu. Xét về địa vị xã hội, người ta nhận thấy là từ thế chiến II, hầu hết các cựu tổng thống Hoa Kỳ đều từng có thời là thành viên CFR; có chừng ngoài mươi vị Bộ trưởng, và có bẩy tổng thống tại chức tới trụ sở CFR đọc diễn văn, trong số đó Bill Clinton và George W. Bush; rất đông cựu cố vấn an ninh, thống đốc ngân hàng, luật sư, giáo sư, cựu nhân vên CIA, rất đông những tai mắt trong ngành truyền thông.
Kể từ năm 1962, bắt đầu có một số sĩ quan không quân tham dự vào một vài chương trình của CFR, sau dó là những sĩ quan các quân chủng khác cũng tham dự vào nhiều chương trình khác của CFR.
Trang bìa tập san Foreign Affairs
Chiến cuộc tại Việt Nam cũng là một mũi dao chia rẽ thành viên CFR. Năm 1970, Hamilton Fish Armstrong tuyên bố sau 45 năm chèo lái tập san Foreign Affairs. Tân chủ tịch David Rockefeller mời một thượng khách của gia đình ông, William Bundy thay thế. Phái phản chiến trong CFR nhất tề phản đối việc này viện cớ rằng William Bundy từng là nhân viên của bộ ngoại giao, rồi bộ quốc phòng, rồi CIA, nên không thể đứng đầu một tờ tạp san độc lập được. Có nhiều thành viên còn kết tội William Bundy là “tội phạm chiến tranh”, war criminal, căn cứ trên quá trình làm việc của ông. Kinh tế gia John Charles Galbraith từ chức năm 1970 để phản đối ban thường vụ CFR mời nhân viên chính phủ tới thuyết trình định kỳ, hai lần trong một năm.
Tháng 7 năm 1973, sau khi bị thất bại trong vấn đề Nhật Bản tại một buổi họp của Bilderberg, David Rockefeller dùng tiền của Rockefeller Foundation, cùng Zbigniew Brezezinski và một vài thành viên của Brooking Institution, Ford Foundation, thành lập Trilateral Commission, tạm dịch là Ủy Ban Nghiên Cứu Ba Bên, viết tắt sau đây là TLC. Tháng 10 năm 1973, ban thường vụ TLC họp tại Tokyo. Tháng 5 năm 1975 đại hội đồng TC họp lần thứ nhất tại Kyoto, tổng thống Jimmy Carter tới tham dự. Ngày nay TLC gồm khoảng 300 tới 350 thành viên từ Âu Châu, Á Châu (Á Châu và Châu Đại Dương) và Bắc Mỹ. Mục đích của TLC là thắt chặt mối tương quan giữa ba miền kể trên. Thành viên chia đều cho ba miền, gồm những chủ tịch những công ty công nghiệp giải trí, lãnh đạo các chính đảng, những học giả nổi danh, các viện trưởng đại học, lãnh đạo nghiệp đoàn và nhiều mạnh thường quân. Thành viên nào tham chính tại nước mình đều phải từ nhiệm.
Bắc Mỹ có 107 thành viên trong TLC trong số đó 15 thành viên Gia na Đại, 7 thành viên Mễ Tây Cơ, và 85 thành viên Hoa Kỳ. Nhóm Âu Châu gồm 150 thành viên, người Áo, Bỉ, Cyprus, Cộng Ḥa Tiệp, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland và Ḥa Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, Slovenia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh. Lúc đầu, năm 2000, vùng Châu Á và Đại Dương, chỉ có 85 thành viên Nhật Bản, nay tăng 111 thành viên gồm 75 Nhật Bản, 11 Nam Hàn, 7 Úc và New Zealand. Nhóm Châu Á Thái Bình Dương có 9 thành viên từ Hoa Lục, Hồng Công và Đài Loan.
TLC bị giới hoạt động chính trị cũng như giới đại học lớn tiếng công kích, nhất là khi được biết tổng thống Jimmy Carter đã bổ nhiệm 26 cựu thành viên TLC vào những chức vụ quan trọng trong chính phủ liên bang Hoa Kỳ và chính Jimmy Carter cũng là một cựu thành viên TLC. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1980, ba ứng cử viên Jimmy Carter, John Anderson và George H. W. Bush đều cùng là thành viên TLC. Riêng Ronald Reagan không phải là cựu thành viên hội đó, nhưng khi được bầu làm ứng cử viên đảng Cộng Hòa thì Ronald Reagan chọn George H.W. Bush làm ứng cử viên phó tổng thống cùng danh sách với ông. Sau khi trúng cử, tổng thống Ranold Reagan bổ nhiệm một vài thành viên TLC vào chính phủ của ông. Năm 1984, ông mở một buổi tiếp tân dành cho hội TLC tại Nhà trắng. 
Hội John Birch tố cáo TLC là một hội có ý đồ tiến tới việc tạo lập một chính phủ thống trị toàn thế giới.
Jeremiah Novak viết trong tập san Atlantic nói rằng trong vụ tăng gía dầu thô năm 1977 tố cáo TLC như sau:
The Trilateralist’ emphasis on international economic is not entirely disinterested, for the oil crisis forced many developing nations, with double repayment abilities, to borrow excessively. All told, private multinational banks, particularly Rockefeller’s chase Manhattan, have loaned nearly $52 billions to developping countries. An overhauled IMF would provide another source of credit for these nations, and would take the big private banks off the hook. This proposal is the cornerstone of the Trilateral plan.

Còn tiếp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét