Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Châu Á chuẩn bị cho cú sốc giá lương thực

17 Tháng Tám 2012 - Kinh tế - Từ giữa tháng sáu, giá mua ngũ cốc, ngô, đậu nành và lúa mì đã tăng mạnh theo thứ tự là 38%, 24% và 45%, điều này xảy ra sau khi nước Mỹ trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 50 năm qua, hệ quả là Hoa Kỳ đánh mất vị trí quốc gia lớn nhất thế giới về xuất khẩu nông nghiệp. Điều này thúc đẩy Liên Hợp Quốc đưa ra cảnh báo rằng thế giới có thể lặp lại mối lo ngại về thực phẩm như trong năm 2008 khi giá mặt hang này tăng quá nhanh, đồng thời các quan chức từ các Tập đoàn của 20 quốc gia lên kế hoạch họp thảo luận để đối phó với sự đột biến giá. Theo một báo cáo công bố tuần này, các chuyên gia kinh tế của Standard Chartered cho biết: trong khi giá ngũ cốc tại New York giảmvào thứ ba vì mưa ở hầu hết các bang miền Trung Tây Hoa Kỳ, nhưng điều này không tồn tại lâu và nó sẽ dao động xung quanh mức giá cao. Đây là trường hợp đặc biệt khi nhiệt độ cao kéo dài trên khắp Hoa Kỳ trong Tháng Tám, họ nói. "Nếu xu hướng tăng giá được duy trì trong những tháng tới thì giá lương thực toàn cầu cao sẽ ảnh hưởng đến châu Á vào đầu năm 2013, phân tích mối tương quan chúng tôi thấy khoảng thời gian đó sẽ là tháng 5-7 tại hầu hết các nền kinh tế châu Á," theo Tai Hui, trưởng nhóm nghiên cứu khu vực châu Á của Standard Chartered. Châu Á đã trải qua năm 2007 và năm 2008 đầy biến động khi tình trạng thiếu thực phẩm, đặc biệt là gạo, dẫn đến hiện tượng tích trữ và bạo loạn. Lạm phát thực phẩm sẽ tác động đến châu Á lớn hơn so với các khu vực khác trên thế giới vì giá thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn trong giá tiêu dùng. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, với các nước đang phát triển tại châu Á, giá thực phẩm chiếm đến 35% so với khoảng 20% giá tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu. Tuần trước, các chuyên gia kinh tế tại Nomura cũng đã nâng cảnh báo về lạm phát tại châu Á, họ nói sự chuyển động lớn của giá cả hàng hóa toàn cầu có thể tác động mạnh đến châu Á, điều này được dựa trên mức chi tiêu dành cho thực phẩm đối với chỉ số giá tiêu dùng – CPI là rất lớn". Giá lương thực thúc đẩy lạm phát châu Á lớn hơn nhiều so với giá năng lượng - giá thực phẩm thường lớn hơn từ 2-3 giá năng lượng trong chỉ số giá tiêu dùng châu Á. Lạm phát thực phẩm sẽ bắt đầu làm tổn thương nền kinh tế châu Á vào cuối năm nay nếu mức giá cao như hiện nay được duy trì trong vài tháng tới, các nước Việt Nam, Trung Quốc và Hồng Kông dễ bị tổn thương nhất - các chuyên gia kinh tế phát biểu tại CNBC.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét