Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Mật mã DNA (Phần 3)

Sáng tác nhạc trong giấc ngủ

Tâm thức cá nhân nào càng phát triển càng ít phải cần đến bất kì một công cụ máy móc nào như trong các thí nghiệm. Một người có thể tự mình đạt được những kết quả như ý. Tất nhiên cái tần số phải đúng. Và đây là lý do tại sao cùng một năng tần mà không thể ảnh hưởng đồng nhất lên tất cả mọi người. Cá nhân đó phải làm việc với những quy trình biến triển nội tại để thiết lập một sự liên thức (hyper-communication) trực tiếp với DNA. Nó chưa kết thúc ở đây.
Các nhà khoa học Nga cũng đã khám phá ra rằng DNA của chúng ta có thể tạo ra được những định dạng rối loạn trong chân không, sản sinh ra những lỗ sâu từ năng (sâu trong 'con sâu') (magnetized wormholes). Lỗ Sâu tương đồng vi mô với những cái được gọi là cầu nối Einstein-Rosen liên quan đến Lỗ Đen (là cái được để lại bởi những ngôi sao đã chết).

Những kết nối kênh dẫn giữa các vùng hoàn toàn khác biệt trong vũ trụ mà qua nó thông tin có thể được dịch chuyển vượt ngoài không-thời. DNA thu hút từng miếng nhỏ thông tin và chuyền chúng đến ý thức của chúng ta. Quy trình siêu liên thức này (thần giao cách cảm, nhập đồng) có hiệu quả nhất khi ở trong tình trạng thư giãn.
Lo lắng, trầm cảm hay một tâm trí siêu năng động ngăn ngừa quá trình siêu liên thức hoặc thông tin sẽ hoàn toàn bị bóp méo và vô dụng. Trong thiên nhiên, siêu liên thức đã được áp dụng thành công trong hàng triệu năm. Cơ cấu tổ chức nhịp nhàng trong đời sống côn trùng chứng minh điều này một cách sâu sắc. Con người hiện đại chỉ biết đến nó trên một bình diện tinh tế gọi là trực giác. Nhưng chúng ta, nếu biết cách, có thể tìm lại được toàn bộ lợi ích của nó.
Một ví dụ từ thiên nhiên, khi một con kiến cái chúa rời khỏi thuộc địa của nó, những con kiến thợ còn lại vẫn tiếp tục làm việc nhiệt thành theo kế hoạch. Tuy nhiên, nếu kiến chúa chết, mọi công việc trong tổ kiến lập tức ngừng hoạt động. Những con kiến sẽ không biết phải làm gì nữa. Rõ ràng rằng, kiến chúa có khả năng phát truyền cái kế hoạch hoạt động, ngay cả khi nó ở một nơi cách xa, đến miền thức tập thể của đàn kiến. Nó có thể ở xa thật xa không cần biết, miễn là nó còn sống. 
Ở loài người, siêu liên thức thường được bắt gặp khi một người bỗng nhiên đạt được kết nối với thông tin nằm ngoài nền kiến thức của họ. Sự siêu liên thức này được trải nghiệm dưới hình thức như những nguồn cảm hứng hay trực giác, hay trong một buổi nhập đồng. Nhà soạn nhạc người Ý Giuseppe Tartini, là một ví dụ, một đêm mơ thấy rằng có một con quỉ (devil) ngồi kế bên giường ngủ của ông và chơi một bản nhạc violin. Sáng hôm sau Tartini đã viết lại chính xác toàn bộ bản nhạc đó từ kí ức. Ông đặt tên bản nhạc đó là Devil's Trill Sonata.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét