Chôn sâu dưới lớp trầm tích của Bắc Đại Tây Dương là một quang cảnh cổ xưa đã mất, với những đường rãnh bị cắt bởi những con sông và những đỉnh chóp một thời đã từng là núi.
Gần đây, các nhà địa chất đã phát hiện ra miền đất khoảng 56 triệu năm tuổi này bằng cách sử dụng dữ liệu được thu thập cho các công ty khai thác dầu.
Hình ảnh cảnh quan cổ đại bị chôn vùi này được phát hiện sâu bên dưới lớp trầm tích của Bắc Đại Tây Dương được thực hiện bằng cách sử dụng sóng âm thanh phản hồi tại các lớp đất đá khác nhau. Một lòng sông cổ uốn khúc hiển hiện. TÁC GIẢ: RA Hartley et al. hình ảnh nguồn
Nicky White, nhà nghiên cứu cấp cao cho biết: “Nó có vẻ khá giống như một bản đồ của một quốc gia trên đất liền”. “Nó giống như một quang cảnh hóa thạch cổ xưa được bảo quản sâu 2 km dưới đáy biển”.
Đến thời điểm này, các dữ liệu đã cho thấy một quang cảnh rộng khoảng 10.000 km2 về phía tây của quần đảo Orkney, Shetland, một phần trải dài bên trên mực nước biển gần 1 km. Ông White và các đồng nghiệp cho rằng nó có thể là một phần của một vùng lớn nối liền với Scotland ngày nay và có thể đã mở rộng về phía Na Uy trong một thế giới rất cổ xưa và khí hậu nóng bức.
Lịch sử nằm dưới đáy biển
Phát hiện này bắt nguồn từ dữ liệu được thu thập bởi một công ty thầu địa chấn sử dụng một kỹ thuật định vị thủy âm tiên tiến. Khí nén áp suất cao được nhả ra từ các xi-lanh bằng kim loại, tạo ra các sóng âm thanh đi vào đáy đại dương và bên dưới nó, xuyên qua các lớp trầm tích. Mỗi khi các sóng âm thanh này gặp phải một sự thay đổi trong vật chất chúng đi qua, ví dụ như từ đá bùn tới đá sa thạch, thì chúng dội lại. White, một nhà địa chất tại Đại học Cambridge ở Anh cho biết: Chiếc micro kéo sau con tàu trên những sợi cáp ghi lại những sóng âm thanh phản hồi, và các thông tin mà nó chứa đựng có thể sử dụng để xây dựng hình ảnh ba chiều của lớp đá trầm tích bên dưới.
Phát hiện này bắt nguồn từ dữ liệu được thu thập bởi một công ty thầu địa chấn sử dụng một kỹ thuật định vị thủy âm tiên tiến. Khí nén áp suất cao được nhả ra từ các xi-lanh bằng kim loại, tạo ra các sóng âm thanh đi vào đáy đại dương và bên dưới nó, xuyên qua các lớp trầm tích. Mỗi khi các sóng âm thanh này gặp phải một sự thay đổi trong vật chất chúng đi qua, ví dụ như từ đá bùn tới đá sa thạch, thì chúng dội lại. White, một nhà địa chất tại Đại học Cambridge ở Anh cho biết: Chiếc micro kéo sau con tàu trên những sợi cáp ghi lại những sóng âm thanh phản hồi, và các thông tin mà nó chứa đựng có thể sử dụng để xây dựng hình ảnh ba chiều của lớp đá trầm tích bên dưới.
Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Ross Hartley – một sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Cambridge, tìm thấy một lớp gợn sóng cách 2 km dưới đáy biển – bằng chứng của cảnh quan bị chôn vùi, gợi nhớ sự biến mất của lục địa Atlantis huyền thoại.
Tác giả: Wynne Parry
Theo Beforeitsnews, Tin180
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét