Các hóa thạch được tìm thấy trong các khối đá thuộc kỷ Cambri gồm rất nhiều sinh vật rất khác nhau, như ốc sên, bọ ba thùy, bọt biển, con sứa, sao biển, sò ốc, vv… Hầu hết các sinh vật trong lớp địa chất này có các hệ thống phức tạp và cấu trúc cao cấp, như mắt, mang, và hệ tuần hoàn, hoàn toàn giống như trong các mẫu vật hiện đại.
Đầu tiên chúng ta cùng xem xét giả thuyết của Haeckel. Như chúng ta biết, thuyết Darwin đề xuất rằng sự sống phát triển từ một tổ tiên chung duy nhất, và phát triển thành vô số loài khác nhau thông qua các chuỗi thay đổi nhỏ khác nhau.Trong trường hợp đó, cuộc sống đầu tiên phải xuất hiện các giống loài đơn giản và rất giống nhau. Và theo lý thuyết đó, sự khác biệt giữa các loài, và sự phức tạp ngày càng tăng ở các sinh vật phải xảy ra song song với nhau theo thời gian.
Nói tóm lại, theo thuyết Darwin, sự sống phải giống như một cái cây, với một gốc chung, sau đó tách ra thành nhiều nhánh khác nhau. Và giả thuyết này liên tục bị nhấn mạnh trong các nguồn tài liệu của những người theo phái tiến hóa, nơi mà khái niệm “cây sự sống” thường xuyên được sử dụng. Theo khái niệm “cây tiến hóa” này, các ngành sinh vật – đơn vị cơ bản của hệ thống phân loại giữa các sinh vật – xảy ra theo nhiều giai đoạn, như trong sơ đồ bên trên. Theo thuyết Darwin, một ngành xuất hiện trước tiên, và sau đó các ngành khác phải từ từ xuất hiện từ đó, cùng với những thay đổi nhỏ liên tục trong thời gian rất lâu dài. Giả thuyết này dẫn tới việc: số lượng các ngành động vật phải tăng dần theo thời gian. Sơ đồ bên trên cho thấy sự gia tăng dần về số lượng các ngành động vật theo quan điểm của những người theo phái tiến hóa.
Theo thuyết Darwin, cuộc sống phải phát triển theo con đường này. Nhưng trong thực tế có xảy ra như vậy hay không?
Hoàn toàn không. Và hoàn toàn ngược lại: các chủng loài động vật đã rất khác nhau và rất phức tạp, ngay từ thời điểm chúng lần đầu tiên xuất hiện. Hầu như tất cả các ngành động vật đã biết ngày nay xuất hiện trong cùng một khoảng thời gian, trong thời kỳ địa chất gọi là “kỷ Cambri”. Kỷ Cambri là một thời kỳ địa chất ước tính đã kéo dài khoảng 65 triệu năm, bắt đầu từ 570 triệu kéo dài cho tới 505 triệu năm trước đây. Nhưng thời kỳ mà các họ động vật lớn xuất hiện đột ngột thậm chí nằm lọt trong một khoảng thời gian còn ngắn hơn thuộc kỷ Cambri, thường được gọi là “sự bùng nổ kỷ Cambri”. Stephen C. Meyer, PA Nelson, và Paul Chien, trong một bài viết năm 2001 dựa trên một cuộc khảo sát tài liệu chi tiết năm 2001, lưu ý rằng “Sự bùng nổ kỷ Cambri xảy ra trong vòng một khung thời gian địa chất cực hẹp, kéo dài không quá 5 triệu năm.”
(Stephen C. Meyer, P. A. Nelson, và Paul Chien, tác phẩm “Sự bùng nổ kỷ Cambri: vụ nổ lớn của sinh học”, năm 2001, trang 2)
Thuyết tiến hóa cho rằng các nhóm sinh vật khác nhau (ngành) phát triển từ một tổ tiên chung và dần dần tách ra trở nên đa dạng dần qua thời gian, thông qua các chuỗi biến đổi liên tục lâu dài. Sơ đồ trên cho thấy: Theo giả thuyết của Darwin, sinh vật phát triển tách dần nhau ra như các nhánh cây.
Tuy nhiên trong thực tế, các mẫu hóa thạch cho thấy điều ngược lại. Như có thể nhìn thấy từ biểu đồ trên, các nhóm sinh vật khác nhau xuất hiện bất ngờ với các cấu trúc khác biệt nhau ngay từ đầu. Khoảng 100 ngành đột nhiên xuất hiện trong kỷ Cambri. Sau đó, số lượng các ngành giảm nhiều hơn là tăng (bởi vì một số ngành đã bị tuyệt chủng).
Trước đó, không có dấu vết nào trong các mẫu hóa thạch của bất cứ thứ gì ngoài những sinh vật đơn bào và một số rất ít những sinh vật đa bào sơ khai. Tất cả các ngành động vật xuất hiện trong trạng thái đã định hình hoàn chỉnh và tất cả cùng một lúc, trong khoảng thời gian rất ngắn gọi là “sự bùng nổ kỷ Cambri”.(5 triệu năm là một thời gian địa chất rất ngắn!)
Các hóa thạch được tìm thấy trong các khối đá thuộc kỷ Cambri gồm rất nhiều sinh vật rất khác nhau, như ốc sên, bọ ba thùy, bọt biển, con sứa, sao biển, sò ốc, vv…Hầu hết các sinh vật trong lớp địa chất này có các hệ thống phức tạp và cấu trúc cao cấp, như mắt, mang, và hệ tuần hoàn, hoàn toàn giống như trong các mẫu vật hiện đại.
Richard Monastersky, một cây bút của tạp chí ScienceNews đã phát biểu như sau về “sự bùng nổ kỷ Cambri” – một trong những mối đe dọa to lớn đối với thuyết tiến hóa:
“Nửa tỉ năm trước đây, … các chủng loài động vật phức tạp mà chúng ta thấy ngày hôm nay đột nhiên xuất hiện. Thời điểm đó, ngay khi bắt đầu kỷ Cambri của Trái Đất, khoảng 550 triệu năm trước đây, đánh dấu sự bùng nổ tiến hóa, lấp đầy các đại dương bởi các loài động vật phức tạp đầu tiên của thế giới”.
(Richard Monastersky, “Những bí ẩn của phương Đông,” Discover, tháng 4 năm 1993, trang 40)
Bài báo trên còn trích dẫn lời của Jan Bergström, một nhà cố sinh vật học đã nghiên cứu các lớp trầm tích thuộc đầu kỷ Cambri tại Trừng Giang tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, rằng, “Hệ động vật Chengyiang chứng tỏ rằng các ngành động vật lớn ngày nay đã xuất hiện từ đầu kỷ Cambri và rằng chúng cũng khác biệt nhau rõ ràng giống như ngày nay vậy”.
(Richard Monastersky, “Những bí ẩn của phương Đông,” Discover, tháng 4 năm 1993, trang 40)
Minh hoạ này miêu tả các sinh vật với cấu trúc phức tạp ngay từ kỷ Cambri. Sự xuất hiện của những sinh vật khác nhau như vậy mà không có các loài “tổ tiên” nào của chúng trước đó, hoàn toàn trái với thuyết tiến hóa.
Làm thế nào Trái Đất lại đột nhiên tràn ngập một số lượng lớn như vậy các loài động vật, và làm thế nào nhiều chủng loài động vật không có tổ tiên chung có thể xuất hiện cùng lúc và đột ngột như thế, là một câu hỏi mà những người theo phái tiến hóa vĩnh viễn không trả lời được. Nhà động vật học thuộc Đại học Oxford tên là Richard Dawkins, một trong những người ủng hộ tư tưởng tiến hóa hàng đầu thế giới, đã nhận xét về thực tế đó như sau:
Ví dụ các địa tầng đá thuộc kỷ Cambri… là những khối đá lâu đời nhất mà trong đó chúng ta tìm thấy hầu hết các nhóm động vật không xương sống lớn.Và chúng ta khám phá ra rằng nhiều chủng loài trong số chúng đã có trạng thái tiến hóa cao cấp, ngay từ khi chúng lần đầu tiên xuất hiện. Dường như chúng đã mọc lên ở ngay đó, mà không có bất kỳ lịch sử tiến hóa nào cả.
(Richard Dawkins, trong sách “The Blind Watchmaker”, nhà xuất bản W. W. Norton, London, năm 1986, trang 229)
Phillip Johnson, một giáo sư tại Đại học California tại Berkeley cũng là một trong những nhà phê bình hàng đầu thế giới đi theo thuyết Darwin, đã mô tả sự mâu thuẫn giữa sự thật này với học thuyết Darwin, như sau:
Thuyết Darwin dự đoán một “hình nón ngày càng đa dạng,” trong đó các sinh vật sống đầu tiên, hoặc các loài động vật đầu tiên, từng bước và liên tục đa dạng hóa để tạo ra các cấp phân loại cao hơn. Nhưng trong thực tế các mẫu hóa thạch động vật giống như một hình nón bị đảo ngược, với các ngành hiện diện ngay từ đầu và sau đó giảm dần.
(Phillip E. Johnson, “Darwinism’s Rules of Reasoning,” in Darwinism: Science or Philosophy by Buell Hearn, Foundation for Thought and Ethics, năm 1994, trang 12)
Như Phillip Johnson đã tiết lộ, hoàn toàn ngược lại với việc các ngành xuất hiện từng bước một, trong thực tế tất cả các chủng loài đã ra đời cùng một lúc trong giai đoạn “sự bùng nổ kỷ Cambri”.Và thậm chí nhờ bộ hồ sơ hóa thạch mà chúng ta đang có hiện nay, chúng ta còn biết rằng một số ngành động vật đã bị tuyệt chủng trong các thời kỳ sau đó.
Như chúng ta có thể thấy, trong thời kỳ trước kỷ Cambri có 3 ngành sinh vật đơn bào khác nhau. Nhưng trong kỷ Cambri, khoảng chừng 60 tới 100 ngành động vật khác nhau đã xuất hiện một cách đột ngột. Trong các thời kỳ sau, một số ngành đã bị tuyệt chủng, và chỉ một số ít đã tồn tại cho đến thời đại của chúng ta.
Nhà khảo cổ học nổi tiếng Roger Lewin đã thảo luận về thực tế bất thường này:
Được mô tả gần đây là “sự kiện tiến hóa quan trọng nhất trong toàn bộ lịch sử của các động vật đa bào”, “sự bùng nổ Cambri” đã tạo ra hầu như tất cả các ngành động vật lớn mà có thể tồn tại sau đó, bao gồm cả nhiều ngành bị “xóa sổ” và trở thành tuyệt chủng. So sánh với khoảng 30 ngành còn tồn tại ngày nay, một số người ước tính rằng “sự bùng nổ kỷ Cambri” có thể đã tạo ra tới 100 ngành khác nhau.
(R. Lewin, Science, tập 241, 15/7/1988, trang 291)
Những cái gai thú vị: Một trong những sinh vật đột nhiên xuất hiện trong kỷ Cambri là Hallucigenia. Cũng như rất nhiều các hóa thạch kỷ Cambri khác, giống như ở hìnhbên phải, nó có gai hoặc vỏ cứng để bảo vệ nó khỏi bị tấn công bởi kẻ thù. Một câu hỏi mà những người theo phái tiến hóa không thể trả lời là, “Làm thế nào chúng có thể hình thành một hệ thống phòng thủ hiệu quả đến thế ở cái thời mà chúng không hề có kẻ thù nào xung quanh cả?“. Việc thiếu các động vật ăn thịt vào thời kỳ đó làm cho điều này không thể giải thích bằng các quan niệm của chọn lọc tự nhiên.
Có lẽ sự tồn tại của “thuyết tiến hóa” sắp đến hồi kết thúc …
Theo http://tin180.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét